Pages

Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

Thiết bị giám sát hành trình lắp chỉ để đối phó

Chiều 21/3, Thanh tra Bộ Giao thông vận tải đã tổ chức lễ công bố quyết định thanh tra thiết bị giám sát hành trình (GPRS) với 3 nhà thử nghiệm và 52 nhà cung cấp thiết bị định vị oto, thiết bị định vị xe máy cho các doanh nghiệp vận tải trên cả nước.

Buổi lễ công bố quyết định thanh tra thiết bị giám sát hành trình của các doanh nghiệp vận tải tại Bộ Giao thông vận tải vào chiều 21/3 đã ghi nhận: 100% doanh nghiệp lắp “hộp đen” chỉ để đối phó.
 
Tại buổi công bố quyết định, ông Nguyễn Văn Luyện, Chánh thanh tra Bộ Giao thông vận tải cho biết, sau một năm thí điểm việc lắp thiết bị giám sát hành trình và thiết bị cảm biến tải trọng đã bộc lộ nhiều nhược điểm. Thời gian đầu khi mới triển khai, dự kiến chỉ có 6 nhà cung cấp dịch vụ nhưng đến nay con số này đã tăng lên 52 đơn vị. Do có quá nhiều nhà cung cấp thiết bị nên chất lượng bị thả nổi. Nhiều doanh nghiệp phản ánh, thiết bị GPRS bị hỏng, mời nhà cung cấp đến sửa chữa, bảo hành nhưng không đến. 
 
Theo ông Chánh thanh tra, hiện nay 100% doanh nghiệp đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, tuy nhiên chỉ để chống đối. Hơn nữa, sau khi lắp đặt thiết bị này, các doanh nghiệp không có người theo dõi hoạt động nên không phát huy tác dụng. Thêm vào đó, một số Sở Giao thông vận tải chưa thực sự vào cuộc trong việc giám sát thực hiện nên hiệu quả của thiết bị GPRS không cao. Vì vậy, phải kiểm tra để khắc phục những khiếm khuyết trên. 
 
“Sau kiểm tra, lỗi thuộc về đơn vị nào đơn vị đó phải chịu trách nhiệm, thuộc Bộ thì Bộ giải quyết. Thời gian tiến hành thanh tra sẽ kéo dài khoảng 2-3 tháng”, ông Chánh thanh tra Bộ Giao thông vận tải cho biết.
 
Ảnh minh họa
3 nhà thử nghiệm và 52 nhà cung cấp thiết bị giám sát hành trình
cho các doanh nghiệp vận tải sẽ bị thanh kiểm tra trong thời gian tới.
Ảnh: Tùng Nguyễn.
 
Đồng quan điểm, đại diện Sở Giao thông vận tải TPHCM cũng cho biết, sau hơn một năm triển khai việc lắp đặt thiết bị GPRS đã bộc lộ nhiều hạn chế, nhiều doanh nghiệp lắp đặt đối phó là chủ yếu. Đặc biệt là khi có quy định xe phải lắp thiết bị giám sát hành trình mới được đăng kiểm nên tính chất đối phó càng thể hiện rõ hơn. 
 
“Việc kiểm tra là tốt, sau đợt thanh kiểm tra này nên loại bỏ bớt những nhà cung cấp thiết bị giám sát hành trình không tốt. Đồng thời, loại bớt “cò” trung gian (các đại lý bán hàng) để nâng cao chất lượng của việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình”, đại diện Sở Giao thông vận tải TPHCM kiến nghị.
 
Theo vị đại diện này, ở TPHCM hiện nay có 18 đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình nhưng không có máy chủ nên toàn phải sử dụng máy của đơn vị cung cấp. Vì thế, cần nhanh chóng thành lập một trung tâm cơ sở dữ liệu chung để dễ quản lý. 
 
Tham dự buổi lễ công bố, đại diện Sở Giao thông vận tải Đà Nẵng đánh giá, hiện nay việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình mới đặt ra cho có chứ chưa có quy chuẩn. Ban đầu chỉ có khoảng 6 nhà cung cấp nhưng đến nay đã có 52 đơn vị; trong khi đó đơn vị nào cũng chạy theo lợi nhuận mà không quan tâm đến chất lương nên đây là trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải. 
 
“Riêng với Đà Nẵng, chúng tôi đã buộc các doanh nghiệp phải cung cấp mật khẩu để kiểm soát hoạt động của xe khách sau khi lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Hiện Sở Giao thông vận tải chỉ cần ngồi ở văn phòng kiểm tra xe nào không có mật mã thì buộc doanh nghiệp phải cung cấp”, đại diện Sở Giao thông vận tải Đà Nẵng nói về kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp vận tải sau khi lắp đặt thiết bị GPRS.
 
Tổ chức thanh tra làm 3 đợt
 
Tại buổi công bố kế hoạch thanh tra, ông Thạch Như Sỹ, Phó Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải, người được giao nhiệm vụ làm Trưởng đoàn thanh tra cho biết, để chuẩn bị cho việc thanh tra, đơn vị này đã gửi văn bản đến 1 số Sở Giao thông vận tải yêu cầu tập trung các đơn vị cung cấp và lắp đặt thiết bị GPGS tại 5 địa điểm: Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Hải Phòng và Đồng Nai.
 
Việc kiểm tra sẽ được báo trước cho các đơn vị trước 2 ngày. Dự kiến đợt 1 sẽ kiểm tra 10 đơn vị từ 1-18/4 tại Hà Nội. Cuối tháng 4, đầu tháng 5 sẽ kiểm tra các đợn vị tại 3 tỉnh: TPHCM, Đà Nẵng, Đồng Nai. Sau đó, sẽ quay trở lại làm nốt các đơn vị còn lại tại Hà Nội và Hải Phòng.
 
Đoàn kiểm tra sẽ kiểm tra từ quy trình sản xuất, thử nghiệm tiêu chuẩn chất lượng đến các thông số kỹ thuật, tính năng, hiệu quả khả năng khai thác thông tin từ cơ sở dữ liệu hộp đen…
 
“Sau thanh tra sẽ đánh giá lại toàn bộ quá trình lắp đặt thiết bị giám sát hành trình và đề xuất xử lý những vi phạm liên quan, nhằm chấn chính hoạt động vận tải khách”, ông Sỹ cho biết.
thiet bi dinh vi xe may, thiet bi dinh vi oto

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

Sẽ gắn thiết bị giám sát hành trình phương tiện giao thông

Trước thực trạng xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết: Chính phủ đã chỉ đạo xử lý trách nhiệm từ lái xe, chủ xe, chủ doanh nghiệp vận tải đến đơn vị đào tạo, cơ quan kiểm định.
 
Trước thực trạng xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng gần đây, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng (11/6), Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết, Chính phủ đã giao Bộ trưởng Bộ GTVT họp với các nhà khoa học, nhà quản lý, nhiều cơ quan chức năng để tìm cho ra nguyên nhân, có giải pháp thiết thực, cụ thể, quyết liệt ngăn chặn tai nạn giao thông.

Quyết liệt

"Phải rà soát công tác tuyên truyền về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đến đội ngũ lái xe, chủ phương tiện vận tải và những người sử dụng phương tiện tham gia giao thông hàng ngày trên đường phố...Phải tìm xem tiêu chí nào phù hợp để nâng cao ý thức tham gia an toàn giao thông và đặc biệt phải gắn với trách nhiệm của người lái xe, người sử dụng phương tiện trong việc tham gia an toàn giao thông. Ý thức, ý thức và ý thức' - cụm từ này phải được nhắc nhở thường xuyên hơn" - ông nói với báo giới.


Mặt khác, theo Phó Thủ tướng, phải tổ chức lại trật tự giao thông, đặc biệt gắn các thiết bị giám sát hành trình, kiểm tra thường xuyên đối với những người sử dụng phương tiện để phát hiện những hành vi vi phạm.

( CÓ thể tham khảo các thiết bị định vị oto, thiet bi dinh vi xe may giám sát hành trình của công ty Vietglobal)
"Cứ cách 2 - 4 giờ làm việc, lái xe phải được nghỉ, quy định rõ ràng một ngày chỉ lái bao nhiêu tiếng... Đặc biệt, phải gắn trách nhiệm của chủ xe và lái xe trong quá trình vi phạm. Phải xử lý nghiêm cả lái xe, chủ phương tiện và người đứng đầu công ty kinh doanh vận tải trong quá trình vi phạm", ông Phúc chỉ ra.


Mặt khác, ông cho hay, phải có những biện pháp xóa các 'điểm đen' thường xảy ra tai nạn giao thông. Bên cạnh đó, gắn những thiết bị theo dõi để giám sát hoạt động của các phương tiện tham gia giao thông, đặc biệt là xe khách đường dài".
 
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 11/6.
 
Trước thực trạng nhiều phương tiện không đủ điều kiện tham gia giao thông vẫn hoạt động, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho hay tất cả các cơ quan kiểm định phải chịu trách nhiệm về vấn đề này.
"Phải xử lý cả những đơn vị đào tạo và các đơn vị kiểm định thiếu trách nhiệm trong phạm vi toàn quốc trong lĩnh vực kiểm định thiết bị và phương tiện lưu thông trên đường kém chất lượng. Thường xuyên phải có đánh giá, kết luận phương tiện trước khi cho lưu hành trên đường phố", Phó Thủ tướng nói.


Với những doanh nghiệp vận tải cố tình sử dụng các loại phương tiện đã hết hạn sử dụng, hết hạn hợp đồng, cả lái xe và chủ phương tiện cũng phải bị xử lý.


Giám sát để chống 'mãi lộ'

Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh, bên cạnh việc tuần tra, kiểm soát, xử phạt nghiêm khắc các đối tượng vi phạm trật tự an toàn giao thông, phải tổ chức giám sát tốt hơn đối với những người thực thi công vụ, nhằm chống tình trạng “mãi lộ”, tiêu cực, hối lộ đối với các lực lượng chức năng, đặc biệt là Thanh tra giao thông và Cảnh sát giao thông.


"Việc giám sát này có sự tham gia tích cực của nhân dân và cần công khai minh bạch vấn đề này; đồng thời, tăng cường bồi dưỡng, tạo điều kiện cho lực lượng thi hành công vụ về mặt kiến thức để hoạt động tốt hơn. Các ngành chức năng phải quán triệt việc chống tiêu cực, 'mãi lộ' là một yêu cầu cấp thiết trong toàn ngành", ông Phúc nói.


Phó Thủ tướng cũng cho biết, Chính phủ hoan nghênh nhiều địa phương gắn thiết bị giám sát và cảm biến nhiên liệu kiểm soát xe tại các ngã ba, ngã tư và các nút giao thông trọng điểm. Chính phủ tới đây sẽ xem xét, rút kinh nghiệm và nhân rộng trên phạm vi toàn quốc và trong phạm vi kinh phí hiện có.


"Nhưng trước hết, những thiết bị hành trình mà chúng ta quen gọi là 'hộp đen', phải được gắn lên các phương tiện một cách nghiêm túc, chính xác, để giám sát những người điều khiển phương tiện và tôi cho đây là biện pháp cấp thiết phải triển khai có hiệu quả", Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ ra.
 



Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

các nhà mạng giảm giá cước 3G cho thiết bị giám sát hành trình

Ngày 7/11, Công ty dịch vụ viễn thông (Vinaphone) đã có văn bản gửi Hiệp hội vận tải ô tô VN thông báo về gói cước mới ezCom dành riêng cho thiết bị giám sát hành trình (GSHT) xe ô tô. Theo đó, Vinaphone công bố 2 gói cước chuyên biệt cho thiết bị GSHT.

Các nhà mạng đua nhau hạ cước 3G với doanh nghiệp vận tải.

Các gói cước có hạn mức data sử dụng như trước thời điểm 16/10 (thời điểm các nhà mạng đồng loạt tăng cước 3G) gồm: Ez10 có mức cước 10 nghìn đồng/dung lượng 50MB; Gói Ez20 có mức cước 20 nghìn đồng/100MB và gói Ez35 có mức cước 35 nghìn đồng/200MB. Ở gói cước này, Vinaphone đã miễn phí sử dụng 10 SMS nội mạng đầu tiên/tháng và quay về tính cước theo block 10Kb thay vì 50Kb như đợt điều chỉnh ngày 16/10.

Đối với các gói cước chặn hạn mức data sử dụng (Ez10 new, Ez20 new, Ez30 new) ưu việt hơn bởi ngoài mức cước và cách tính block tương tự trên thì Vinaphone không tính cước phát sinh data ngoài gói. Tuy nhiên khi vượt hạn mức sử dụng thì băng thông sẽ bị bóp lại, có tốc độ truyền chậm hơn.

Tại thông báo này, Vinaphone cũng cam kết không kinh doanh thiet bi dinh vi cũng như phần mềm GSHT.

Như vậy đến nay đã có 3 đơn vị công bố gói cước ưu đãi dành riêng cho doanh nghiệp vận tải, với mức cước tương tự trước thời điểm tăng cước (16/10) cùng với việc tăng thêm một số ưu đãi gồm: Mobifone, Vietnammobile và Vinaphone. Trong khi Viettel, với 70% thị phần cung cấp dịch vụ 3G cho các thiết bị GSHT đến nay vẫn "án binh bất động". 
thiet bi dinh vi xe may

Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

Thu hồi giấy chứng nhận hợp quy của 13 đơn vị cung cấp TBGSHT

Đoàn kiểm tra của Bộ GTVT do Thanh tra Bộ chủ trì vừa kết thúc 3 đợt kiểm tra 3 đơn vị thử nghiệm, đo lường và 52 đơn vị  cung cấp thiết bị giám sát hành trình (GSHT). 

Theo kết quả kiểm tra, Trung tâm Đo lường (Bộ Quốc phòng), do có nhiều tồn tại, vi phạm trong hoạt động đo lường, thử nghiệm GSTH nên đã bị chấm dứt việc chỉ định tổ chức đo, thử nghiệm thiết bị này. 

Đối với các đơn vị cung cấp GSTH , Thanh tra Bộ đã xử lý, kiến nghị thu hồi Giấy chứng nhận hợp quy đối với 13 đơn vị. Ông Thạch Như Sỹ - Phó Chánh Thanh tra Bộ GTVT, Trưởng đoàn kiểm tra cho biết, các đơn vị bị thu hồi đều có quy mô nhỏ, không đủ nhân lực, trang thiết bị, máy móc, mặt bằng sản xuất, lắp ráp và duy trì cung cấp dịch vụ cho các đơn vị kinh doanh vận tải. Bên cạnh đó, chúng tôi phát hiện có gian lận trong khai báo nguồn gốc thiết bị; thiếu bộ phận so với thiết bị mẫu được cấp Giấy chứng nhận... 

Thực tế cho thấy, một số đơn vị cung cấp GSTH  cố tình không hợp tác với Đoàn kiểm tra, thậm chí không thể liên lạc được với đơn vị theo địa chỉ và điện thoại đã đăng ký như Công ty TNHH BYNS và Công ty TNHH Công nghệ Việt Hồng. Ông Sỹ cho biết, chúng tôi đã tìm cách thông báo với 2 đơn vị này và yêu cầu trình diện cũng như hợp tác với Đoàn trước ngày 15/10. Tuy nhiên, cả 2 đơn vị đều bặt vô âm tín. Vì vậy, buộc phải thu hồi Giấy chứng nhận hợp quy.

Ông Sỹ cho biết thêm, đoàn kiểm tra đề nghị Bộ cho phép Công ty CP Giải pháp dịch vụ số (DSS) được khắc phục lỗi trước ngày 1/12/2013. Đối với Trung tâm Nghiên cứu công nghệ thông tin và tự động hóa - Trường Đại học GTVT; Công ty CP Phát triển công nghệ điện tử MID Việt Nam, chúng tôi xác minh làm rõ thêm một số nội dung trước khi kết luận.

Đoàn kiểm tra kiến nghị Bộ GTVT sớm ban hành Quy chuẩn sửa đổi, bổ sung QCVN 31:2011/BGTVT theo hướng quy định thống nhất, chi tiết, rõ ràng các tiêu chí, cách tính các thông tin bắt buộc của thiết bị GSHT. Hướng dẫn các đơn vị sản xuất lắp ráp, cung cấp thiết bị GSHT trong việc khắc phục các tồn tại để đảm bảo TBGSHT hoạt động ổn định, đúng Quy chuẩn.

Như vậy, sau khi kết thúc đợt kiểm tra 52 đơn vị cung cấp hộp đen, Thanh tra Bộ đã sàng lọc, loại bỏ 13 đơn vị sai phạm và chỉ còn 39 đơn vị có quyền cung cấp hộp đen.