Pages

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2013

Hệ thống vệ tinh giám sát tàu thuyền trên biển

Tương tự như các hệ thống giám sát định vị xe máy , oto, hệ thống nhận diện tự động cảm biến từ xa của vệ tinh này có thể theo dõi tối đa 2000 tàu thuyền trong một khu vực giám sát và nó có thể xác định vị trí, tốc độ, đích đến và đặc điểm kỹ thuật của tàu thuyền trong vùng biển Indonesia.

Báo Jakarta Globe đưa tin hôm 01/9, sắp tới Indonesia sẽ phóng vệ tinh Lapan A2 để giám sát tàu bè qua lại trên các vùng biển lớn của nước này.

Vệ tinh Lapan A2 được Viện Hàng không và Vũ trụ Indonesia (Lapan) thiết kế, lắp ráp, thử nghiệm và sẽ là vệ tinh được trang bị hệ thống cảm biến từ xa tự động đầu tiên của nước này bay trên quỹ đạo xích đạo.

Hôm thứ Sáu 31/8, phát biểu trong cuộc họp báo ở Rancabungur, Bogor, ông Suhermanto, giám đốc Trung tâm Công nghệ Vệ tinh của Lapannói rằng: “Vệ tinh Lapan A2 sẽ bay trên quỹ đạo xích đạo, vì thế nó sẽ bay ngang qua Indonesia tới 15 lần một ngày.”

Đây là bước tiến lớn so với vệ tinh Lapan Tubsat cũ. Vệ tinh này được phóng lên năm 2007 và bay trên quỹ đạo cực nên chỉ ngang qua Indonesia hai đến ba lần một ngày, tần suất này không đáp ứng được yêu cầu giám sát biển của nước này nhằm chống lại nạn đánh bắt cá trái phép và hoạt động của bọn tội phạm xuyên quốc gia trên biển.

Ông Suhermanto giải thích hoạt động của Lapan A2

Theo ông vệ tinh này sẽ được phóng lên bằng tên lửa PSLV-C23 của Ấn Độ tại căn cứ Sriharikota, Ấn Độ vào giữa năm 2013. Tuy nhiên, ông không đưa ra thời điểm phóng cụ thể vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời tiết.

Trước đây Indonesia dự kiến phóng vệ tinh Lapan vào năm 2011, tuy nhiên ông Suhermanto cho hay kế hoạch này phải hoãn lại để chờ vệ tinh Astrosat của Ấn Độ hoàn thành.

Vệ tinh này sẽ bay trên quỹ đạo cách mặt đất 650 km và có thể phát hiện hoạt động trao đổi trên tàu thuyền trong vòng bán kính hơn 100 km.

Hệ thống nhận diện tự động cảm biến từ xa của vệ tinh này có thể theo dõi tối đa 2000 tàu thuyền trong một khu vực giám sát và nó có thể xác định vị trí, tốc độ, đích đến và đặc điểm kỹ thuật của tàu thuyền trong vùng biển Indonesia.

Ông Heru Triharijanto, một nhà khoa học tại trung tâm vệ tinh của Lapan cho hay hệ thống nhận diện này sẽ hỗ trợ cho hệ thống giám sát biển hiện nay của Indonesia. Bên cạnh khả năng giám sát, vệ tinh này sẽ được sử dụng để phục vụ công tác sơ tán thảm họa và thông tin liên lạc.

Dự án chế tạo vệ tinh Lapan A2 được Indonesia thông qua vào năm 2008 và Lapan bắt đầu lắp ráp vệ tinh này vào năm 2010 từ các thiết bị nhập khẩu. Lapan đang có tham vọng phát triển hơn nữa công nghệ vệ tinh của Indonesia và tiến tới làm chủ công nghệ này sau năm 2015.

Tương tự các ứng dụng của hệ thống vệ tinh này, hệ thống gps cũng có các ứng dụng tương tự với thiết bị định vị otođịnh vị xe máy

0 nhận xét:

Đăng nhận xét