Pages

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

Bộ GTVT tạm dừng xử phạt TBGSHT vì hết tiền 3G

Sau khi có phản ánh  về việc các nhà mạng đột ngột tăng giá cước 3G quá cao khiến thiết bị định vị giám sát hành trình (TBGSHT) bị "tê liệt", gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp vận tải, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ.
Đề xuất tạm dừng xử phạt vi phạm TBGSHT tới 30/11
Sau khi nhận được văn bản "kêu cứu" của Hiệp hội vận tải ôtô Việt Nam và ghi nhận của Báo Giao thông về phản ánh của các doanh nghiệp vận tải trước việc các doanh nghiệp viễn thông lớn thay đổi cách tính giá cước truyền dữ liệu dẫn đến chi phí dịch vụ 3G tăng đột ngột, khiến hàng vạn TBGSHT của xe ôtô ngừng hoạt động trên diện rộng do không kịp nạp tài khoản - tham khảo công ty vietglobal , đơn vị cung cấp thiết bị định vị oto, định vị xe máy đựoc bộ GTVT cấp giấy phép đơn vị kinh doanh thiết bị hợp chuẩn Bộ GTVT. Bên cạnh đó, hàng loạt đơn vị kinh doanh vận tải đang đứng trước nguy cơ bị thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ôtô, hàng vạn lái xe bị phạt 2,5 triệu đồng và tước GPLX 30 ngày. Đồng thời, việc thay đổi cách tính cước phí  này tạo ra gánh nặng chi phí lớn đối với đơn vị kinh doanh vận tải, ngay sáng nay (25/10), Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã có văn bản báo Thủ tướng Chính phủ xin chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị kinh doanh vận tải ôtô.
Nhiều thiết bị GSHT trên các xe kinh doanh vận tải đang bị tê liệt vì tăng cước 3G
Nhiều TBGSHT trên các xe kinh doanh vận tải đang bị tê liệt vì tăng cước 3G
Báo cáo Chính phủ, Bộ GTVT cho rằng, ý kiến của Hiệp Hội vận tải ôtô Việt Nam phản ánh đúng thực trạng khó khăn của các đơn vị kinh doanh vận tải. Vì vậy, để đảm bảo ATGT, duy trì tình trạng hoạt động vận tải đúng quy định, đồng thời chủ động tháo gỡ khó khăn trước mắt cho các đơn vị kinh doanh vận tải, Bộ GTVT đề nghị Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng tuần tra, kiểm soát tạm thời không xử lý vi phạm đối với các chủ xe, lái xe trong trường hợpTBGSHT không hoạt động đúng quy định do tài khoản thuê bao 3G hết tiền đột ngột. Thời gian áp dụng đến hết ngày 30/11/2013.
Đối với các Bộ ngành liên quan, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc tiếp tục thực hiện nghiêm nghị quyết 02/NQ ngày 07/1/2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, để giảm bớt khó khăn cho các đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ôtô.
Cần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vận tải
Trước đó, trong văn bản báo cáo Bộ trưởng, Vụ trưởng VụVận tải Khuất Việt Hùng cũng cho rằng: "Việc điều chỉnh cách tính cước này đã gây ra sự gia tăng chi phí cho thuê bao SIM 3G gắn trên thiet bi dinh vi GSHT từ 800% - 1000%, mức tăng cụ thể đối với từng thuê bao tùy thuộc vào cách truyền dữ liệu của thiết bị. 
Theo phản ảnh của các đơn vị Kinh doanh vận tải và các đơn vị cung cấp thiết bị GSHT thì kể từ ngày 16/10 đến nay, khi tiến hành  kiểm tra các tài khoản hết tiền và thiết bị mất tín hiệu thì phát hiện nhiều thuê bao bị tiêu tốn 3000 - 5000/ngày, tương đương 100.000 - 150.000 đồng/tháng.
Với thực tế đang tiêu tốn 3.000 - 5.000/ngày, tương đương với mức truyền dữ liệu bị tính cước là 15 - 25MB (200 VNĐ/MB) trong khi thiết bị GSHT tối đa thường chỉ truyền 1MB/ngày, điều này chứng tỏ cách tính block cước của Viettel là nguyên nhân dẫn đến mức gia tăng chi phí đột biến đối với đơn vị kinh doanh vận tải. 
Với Simcard mobifone, vinaphone thì do số lượng thuê bao không nhiều như Viettel, tuy chưa có đơn vị nào phản ánh lên trường hợp nào bị trừ cước 3.000 - 5.000/ngày như trường hợp của Viettel. Tuy nhiên Cách tính cước của Mobifone, Vinaphone cũng hoàn toàn tương tự và đồng giá với Viettel là 25 VNĐ/50KB và block cũng là 50KB.
Việc thay đổi cách tính cước phí của các nhà mạng khiến cho chi phí tăng dịch vụ 3G đột ngột khiến các chủ thuê bao (lái xe, chủ xe) không kịp nạp tài khoản dẫn đến nhiều thiết bị GSHT mất tín hiệu, dẫn đến việc vi phạm các quy định pháp luật liên quan đến việc sử dụng và duy trì thiết bị GSHT khiến đơn vị kinh doanh vận tải có thể bị thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ôtô và lái xe có thể bị phạt 2,5 triệu đồng và tước GPLX 30 ngày.
Đồng thời, việc thay đổi cách tính cước phí  này tạo ra một gánh nặng chi phí lớn đối với đơn vị kinh doanh vận tải (đơn vị có 100 xe sẽ phải tăng thêm chi phí từ 8 - 10 triệu đồng /tháng), trái với tinh thần của nghị quyết 02/NQ ngày 07/1/2013 của Chính phủ Về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu.
xem thêm : cảm biến nhiên liệu kiểm soát xăng dầu, chống hút trộm nhiên liệu
http://vgl.com.vn/san-pham/63.Cam-bien-nhien-lieu.html

0 nhận xét:

Đăng nhận xét