Tình trạng lộn xộn trong hoạt
động vận tải, ngoài sự buông lỏng quản lý của các doanh nghiệp, sự thiếu
ý thức của lái xe, còn một nguyên nhân quan trọng đó là trách nhiệm của
các cơ quan quản lý Nhà nước, trách nhiệm người thực thi công vụ. Báo
Giao thông đã trao đổi với ông Khuất Việt Hùng, Quyền Vụ trưởng Vụ Vận
tải về vấn đề này.
Hoạt động vận tải còn lộn xộn |
Các phóng sự Báo Giao thông
thực hiện đã chỉ rõ trên nhiều chuyến xe khách, lái xe thường xuyên đi
quá tốc độ, không tuân thủ quy định 4 giờ phải thay tài xế hoặc dừng
nghỉ… Theo ông, vì sao những lỗi nghiêm trọng này vẫn diễn ra phổ biến?
Ông Khuất Việt Hùng - Q. Vụ trưởng Vụ vận tải |
Khi kinh tế khó khăn, nhu cầu đi lại giảm nhưng số xe được cấp nốt vẫn cứ tăng đều. Doanh thu giảm trong khi chi phí không giảm nên nhiều chủ xe buộc phải cắt giảm chi phí lao động; cắt giảm chi phí bảo dưỡng sửa chữa, đưa xe vào quay vòng thật nhanh. Khi lái xe trên đường thì phải đua tranh, giành khách, gây ra những vụ tai nạn thảm khốc.
Điều này cho thấy bên cạnh ý thức đạo đức của một số lái xe chưa tốt thì những bất cập trong quản lý doanh nghiệp và sự hạn chế trong quản lý Nhà nước cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình hình mất ATGT của hoạt động vận tải.
Theo ông, có phải cung vượt
quá cầu và thiếu bàn tay điều tiết của Nhà nước đã dẫn tới cạnh tranh
không lành mạnh và tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cao?
Luật Giao thông đường bộ, Nghị định 91 đã quy định phải có quy hoạch mạng lưới vận tải hành khách liên tỉnh nhưng chúng ta chưa làm, chưa công bố. Khi không có quy hoạch thì đơn vị kinh doanh vận tải phải tự mày mò mở tuyến rồi phải đi xin, xin chấp thuận mở tuyến, xin công bố tuyến, xin tăng xe, tăng nốt… có người xin thì ắt phải có ai đó cho. Người có quyền cho, cho đơn vị A thì chẳng nhẽ lại thôi đơn vị B… đây chính là kẽ hở trong quản lý Nhà nước làm nảy sinh tiêu cực. Ví dụ như cấp nốt để chạy xe quá nhiều.
Vậy cần làm gì để chấm dứt tình trạng này, thưa ông?
Trước hết Bộ sẽ ban hành Thông tư thay thế Thông tư 14/2010/TT-BTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô, sẽ bổ sung và siết lại các điều kiện kinh doanh vận tải, quy định lại tổ chức và quản lý hoạt động vận tải ô tô... Trong năm nay, Bộ cũng sẽ ban hành Thông tư quy định về quản lý và sử dụng dữ liệu từ thiết bị định vị giám sát hành trình, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ vận tải bằng ô tô, Thông tư về quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm về chất lượng và an toàn giao thông trong vận tải đường bộ. Áp dụng xử lý nghiêm theo Nghị định 93/2012/NĐ-CP, trong đó có đơn vị kinh doanh vận tải nếu để 20% phương tiện chạy quá tốc độ thì sẽ bị rút giấy phép kinh doanh vận tải; nếu phương tiện vi phạm liên tục thì tước phù hiệu chạy tuyến.Các đơn vị kinh doanh vận tải nên lắp đặt cảm biến tải trọng kèm theo thiết bị định vị để kiểm soát giám sát xe
Mới đây, Bộ trưởng Bộ GTVT vừa phê duyệt Đề án “Đổi mới quản lý vận tải đường bộ theo hướng hiện đại, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải và giảm thiểu TNGT”, trong đó triển khai hàng loạt các gói giải pháp.
Trước tiên là Tổng cục Đường bộ VN sẽ lập và trình bộ Quy hoạch mạng lưới vận tải hành khách đường bộ liên tỉnh, lập dự án “Xây dựng hệ thống thông tin quản lý vận tải đường bộ Việt Nam ”, dự án “sàn giao dịch vận tải hàng hóa”… Khi trung tâm này hoạt động thì toàn bộ dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình sẽ được tích hợp về đây, các sở sẽ được cấp mật khẩu và tên truy cập để quản lý phương tiện mà đăng ký với Sở, để biết được thông tin về tình trạng hoạt động, có quy định đúng thời gian lái xe… Sở sẽ có trách nhiệm tổng hợp để xử lý, Tổng cục Đường bộ có trách nhiệm tổng hợp và thông báo đến cơ quan chức năng, kể cả thông báo về sở để đối chiếu, có phương án xử lý từng xe, từng doanh nghiệp vi phạm.
Cảm ơn ông!
xem thêm : thiet bi dinh vi xe may nhỏ gọn, thiet bi dinh vi oto
0 nhận xét:
Đăng nhận xét