Dự thảo Thông tư
liên tịch của Bộ GTVT và Bộ VHTTDL đang được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi
dư luận, với nhiều nội dung mới, yêu cầu cao về chất lượng xe, trình độ
người lái và việc điều hành doanh nghiệp vận tải khách du lịch. Trong
khi những người làm công tác quản lý nhà nước rất ủng hộ việc đưa ra
những quy định chặt chẽ, yêu cầu cao thì các doanh nghiệp vận tải lại
đang rất lo lắng.
Dự thảo “Hướng dẫn về kinh doanh vận chuyển
khách du lịch và cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn vận chuyển khách du lịch”
có rất nhiều nội dung đáng chú ý. Ô tô vận chuyển khách du lịch được yêu
cầu có thâm niên sử dụng dưới 10 năm (loại A) và dưới 15 năm (loại B).
Có riêng hẳn một điều khoản quy định cụ thể về
nội thất, tiện nghi và biển hiệu đối với từng loại xe du lịch (xe dưới 9
chỗ ngồi, trên 9 chỗ ngồi, xe đến 24 chỗ ngồi, trên 24 chỗ ngồi, xe
chuyên dụng caravan) với những yêu cầu cao cho loại hình vận chuyển
khách được cho là cao cấp này.
Ví dụ, ô tô chuyên dụng caravan hoặc ô tô 2
tầng ngoài những quy định như các loại xe vận tải khách du lịch khác
(phải có rèm cửa chống nắng, bảng hướng dẫn lúc khẩn cấp, bình chữa
cháy, búa đập cửa kính, thùng rác, tên và số điện thoại của chủ phương
tiện tại nơi phù hợp dễ quan sát, trang bị micro, TV và khu vực cất giữ
hành lý riêng) còn phải có phòng vệ sinh, phòng nghỉ tạm thời và thiết bị giám sát hành trình chạy xe.
Đặc biệt, Dự thảo đưa ra những yêu cầu cụ thể
đối với người điều khiển và người phục vụ trên ô tô vận chuyển khách du
lịch như sau: Phải đảm bảo các điều kiện quy định tại Luật GTĐB và tại
các văn bản pháp luật có liên quan; phải có các loại giấy tờ sau: Hợp
đồng lao động (trừ trường hợp người điều khiển phương tiện đồng thời là
chủ phương tiện đó), Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ du lịch phục vụ
trên xe chuyên vận chuyển khách du lịch, Chứng chỉ tiếng Anh hoặc ngoại
ngữ khác từ trình độ A trở lên, phải có Giấy chứng nhận tập huấn sơ cấp
cứu y tế (với người điều khiển xe 24 đến dưới 45 chỗ ngồi), phải có Giấy
chứng nhận bồi dưỡng kiến thức sử dụng và điều khiển thiết bị giám sát
hành trình, thiết bị cảm biến xăng dầu(với người điều khiển xe 45 chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng
caravan, xe 2 tầng).
Người trực tiếp điều hành hoạt động vận chuyển
khách du lịch cũng có những yêu cầu sau đây: Không đồng thời làm việc
cho doanh nghiệp khác, có trình độ chuyên môn chuyên ngành vận tải và
chuyên ngành du lịch từ trung cấp trở lên.
Nếu có trình độ cao đẳng, đại học trở lên của
các chuyên ngành khác thì phải có Giấy chứng nhận bồi dưỡng quản lý vận
tải và quản lý du lịch do ngành vận tải và du lịch cấp, có chứng chỉ
trình độ tiếng Anh trình độ B trở lên, có giấy chứng nhận khả năng giám
sát và điều khiển thiết bị giám sát hành trình được lắp đặt theo quy
định.
Tại Hội thảo “Xây dựng Thông tư liên tịch hướng
dẫn thực hiện quy định về kinh doanh vận chuyển khách du lịch và cấp
biển hiệu ô tô đủ tiêu chuẩn vận chuyển khách du lịch” vừa được tổ chức
tại Hà Nội, đa số các ý kiến của những người làm công tác quản lý nhà
nước hoan nghênh những quy định mới, cho rằng quy định mới sẽ góp phần
nâng cao chất lượng du lịch, đảm bảo an toàn, góp phần cải thiện hình
ảnh du lịch VN.
Song các doanh nghiệp làm kinh doanh dịch vụ
vận tải du lịch thì hết sức lo lắng. Đặc biệt, hiện các doanh nghiệp vận
tải lo lắng nhất là việc phải đáp ứng các loại giấy tờ, bằng cấp, việc
này phải cần khoảng 1 năm theo học lấy chứng chỉ, trong khi Luật sẽ có
hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2009 tới đây.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch Hiệp hội Vận
tải ô tô VN cho rằng, với trình độ chung của các doanh nghiệp vận tải VN
hiện nay, đáp ứng các quy định này là không dễ dàng.xem thêm : thiet bi dinh vi, dinh vi oto
0 nhận xét:
Đăng nhận xét