Chưa đầy 2 tuần nữa quy định của Bộ GTVT về việc gắn thiết bị giám sát hành trình (gọi tắt là “hộp đen”) cho xe ô tô có cự ly hoạt động
trên 500km sẽ hết hạn. Thế nhưng, tại TPHCM, các doanh nghiệp vận tải,
đặc biệt doanh nghiệp tư nhân vẫn chần chừ.
Doanh nghiệp vận tải nhỏ “án binh bất động”
Theo
quy định của Bộ GTVT giao cho các Sở GTVT các tỉnh, thành trong cả
nước, đối với loại xe ô tô hoạt động trên cự ly 500 km, phải gắn “hộp
đen” trong vòng 6 tháng (từ ngày 1/7/2011 đến 1/1/2012). Trong khi, các
loại xe vận tải trên 300 km việc gắn phải được bắt đầu từ 1/1 đến
1/7/2012, tất cả các loại xe bắt buộc gắn thiết bị này.
Tuy
vậy, với thời hạn xử phạt đến ngày 1/7/2013 mới được áp dụng đã khiến
cho các doanh nghiệp vận tải, đặc biệt doanh nghiệp tư nhân nhỏ vẫn chưa
mặn mà nhiều trong việc thực hiện đúng quy định của Bộ GTVT đề ra.
Thống
kê từ Hiệp hội vận tải hàng hóa TP.HCM, đến nay số lượng gắn dinh vi oto
chưa nhiều với khoảng 20% (đa số các doanh nghiệp vận tải lớn ). Trong
khi, Hiệp hội có hơn 100 doanh nghiệp với khoảng 6.000 đầu xe.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp vận tải hàng hóa trên địa bàn TPHCM vẫn đang “án binh bất động” trong việc lắp đặt “hộp đen”. Ảnh chụp trên xa lộ Hà Nội (quận 9, TPHCM). |
Trao đổi với
chúng tôi, ông Thái Văn Chung - Tổng thư ký Hiệp hội vận tải hàng hóa
Thành phố, thông tin, hầu hết các doanh nghiệp lớn với vài chục xe đầu
kéo sơ mi rơ moóc trở lên đều chủ động lắp vài năm trước khi quy định
của Bộ GTVT ra đời. Tuy vậy, đối với các doanh nghiệp vận tải nhỏ đều
mang tâm lí chờ đến ngày xử phạt mới đồng loạt lắp, trong khi còn gần 2
năm nữa mới áp dụng việc xử phạt này.
Ghi nhận thực tế
của chúng tôi ở một số doanh nghiệp vận tải hàng hóa lớn tại TP.HCM, cho
thấy, để có một thiết bị “hộp đen” vận hành trơ tru, chi phí lắp đặt bỏ
ra dao động từ 7 đến 10 triệu đồng/bộ/xe. Với con số trên đây thật dễ
hiểu khi nhiều doanh nghiệp vận tải nhỏ vẫn đang còn e dè khi triển khai
lắp đặt.
Ông Lê Hải Phong - Giám đốc Trung tâm Quản lý
và Điều hành Vận tải hành khách công cộng Thành phố, cho biết, đối với
các loại xe buýt vận tải loại B40, 55 và 80 – xe tiêu chuẩn, có trợ giá
của TP, mặc dù chưa đến thời hạn lắp đặt nhưng cũng đã triển khai lắp
đặt được khoảng 1000 chiếc. Dự kiến đến cuối tháng này sẽ triển khai lắp
đặt xong 50% số xe còn lại.
Trong khi, đa số các doanh
nghiệp vận tải xe buýt tư nhân vẫn rất chậm trễ trong việc gắn “hộp
đen”, một phần mang tâm lý chờ đợi đến ngày xử phạt, một phần khó khăn
về vốn, ông Phong phản ánh.
Bên cạnh đó, ông Tạ Công
Thuận - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại điện tử Vinh Hiển (V-ECOM) –
đơn vị vừa được Bộ GTVT chứng nhận “hộp đen” đạt tiêu chuẩn, cho rằng,
mặc dù đã rộ lên phong trào gắn “hộp đen” trong tháng 12 này (tức cận kề
ngày hết hạn lắp đặt), tuy nhiên vẫn chưa chuyển biến nhiều. Đơn cử,
hiện nay ở các tỉnh việc gắn thiết bị giám sát hành trình cho các xe
chặng đường dài mới chỉ đáp ứng 10 đến 15% yêu cầu.
Lộ trình đi đúng hướng
Tiến
sĩ Khuất Việt Hùng - nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch và Quản lý Giao
thông vận tải, khẳng định, các quy định của Bộ GTVT hoàn toàn hợp lý. Vì
khi triển khai lắp đặt thiết bị giám sát hành trình xong, bắt buộc phải
cho các xe chạy vận hành thử trong vòng ít nhất 6 tháng đến 1 năm, để
kiểm định chất lượng cũng như thông số của các “hộp đen” trong thực tế.
Nếu
chưa ổn thì bắt buộc phải hoàn thiện khâu kỹ thuật các thiết bị này,
còn khi vận hành trơn tru thì mới áp dụng các biện pháp chế tài tiếp
theo, ông Hùng phân tích.
Trong khi, dù chưa đến thời hạn áp dụng nhưng các xe buýt có trợ giá trên địa bàn TP lại đi tiên phong trong việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. |
Đại diện một nhà cung cấp
“hộp đen” có uy tín trong nước góp ý, Bộ GTVT cần ra văn bản quy định
đối với các doanh nghiệp vận tải trong nước nếu không tiến hành lắp “hộp
đen” đúng hạn thì phải cam kết trong vòng 3 tháng tiếp theo phải triển
khai xong. Nếu chưa xong sẽ áp dụng một số biện pháp chế tài, như: Không
cấp giấy phép kinh doanh hoặc không cấp phù hiệu cho các hãng xe vận
tải…
Theo ông Tạ Long Hỷ - Chủ tịch hiệp hội taxi TPHCM,
việc áp dụng gắn “hộp đen” cho xe taxi trong địa bàn TP cần các cơ quan
chức năng xem xét lại và đưa ra các giải pháp thích hợp. Bởi, hiện nay ở
nước ta, cơ sở hạ tầng giao thông lẫn hạ tầng dữ liệu, mạng viễn thông,
hệ thống bản đồ số vệ tinh… chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.
Cụ
thể, nếu gắn thiết bị này, việc đón trả khách sẽ gặp nhiều phiền toái
trong trường hợp mạng bị chập chờn, dẫn tới tổng đài sẽ mất liên lạc với
tài xế khi hoạt động, gây ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh doanh
nghiệp.
xem thêm : dinh vi xe hoi, dinh vi xe may
0 nhận xét:
Đăng nhận xét