Gian nan chuyện lắp 'hộp đen' đúng hẹn
Nguyên nhân việc chậm trễ lắp thiết bị giám sát hành trình trên các phương tiện giao thông
chủ yếu do trong quy định của Bộ GTVT nêu rõ việc xử phạt xe không gắn
thiết bị “hộp đen” chỉ được thực hiện sau ngày 1/7/2013, tức gần 2 năm
nữa.
Mặc dù Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã cấp giấy chứng nhận
hợp quy chuẩn cho các doanh nghiệp cung cấp và sản xuất “hộp đen”, tuy
nhiên, các công ty sản xuất lẫn doanh nghiệp vận tải trong nước vẫn chưa
hết nỗi lo liên quan đến thiết bị này.
Cung cầu chưa cân đối
Mặc
dù Bộ GTVT vừa gia hạn cho các doanh nghiệp vận tải phải lắp xong thiết (TBGSHT - gọi tắt là “dinh vi oto”) trong từ nay đến
cuối năm đối với các xe ô tô có cự ly trên 500km, nhưng xem ra khó có
thể thực hiện đúng quy định dù lượng ô tô phải lắp không phải là con số
quá lớn.
Theo khảo sát, tại các doanh nghiệp có nhu cầu
gắn TBGSHT, nguyên nhân việc chậm trễ trên chủ yếu do trong quy định của
Bộ GTVT nêu rõ việc xử phạt xe không gắn thiết bị “hộp đen” đến ngày
1/7/2013 sẽ có hiệu lực, tức gần 2 năm nữa. Bên cạnh đó, các doanh
nghiệp vận tải nhỏ còn cho rằng, chi phí lắp đặt thiết bị còn ở mức cao
so với khả năng tài chính của họ.
Ông Tạ Công Thuận –
Giám đốc Công ty TNHH Thương mại điện tử Vinh Hiển (V-ECOM) – đơn vị vừa
được Bộ GTVT chứng nhận “hộp đen” đạt tiêu chuẩn, cho rằng, mặc dù hiện
nay, công ty có thể cung cấp tối đa từ 3.000 đến 5.000 bộ/tháng, tuy
nhiên, do số lượng nhu cầu thực tế chưa cao nên chỉ cung cấp dưới 1.000
bộ/tháng.
Hiện nay, khả năng của các doanh nghiệp sản
xuất hộp đen hiện có trong nước, hoàn toàn có thể đáp ứng được cho các
công ty vận tải về lắp đặt trong vòng 6 tháng mà Bộ GTVT quy định. Thế
nhưng, khi các doanh nghiệp này chần chừ lắp đặt, đợi gần đến hạn mới
lắp thì có thể sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp cung cấp và lắp đặt.
Trong thời điểm hiện tại, “cung” vượt quá “cầu”, ông Thuận nhận định.
Một
đơn vị chuyên cung cấp “hộp đen” có uy tín trong nước cho hay: thực tế
dù quy định hợp quy chuẩn của Bộ GTVT đưa ra đã hơn 5 tháng nay nhưng
đến giờ, nhiều doanh nghiệp vận tải, đặc biệt các doanh nghiệp vận tải
tư nhân nhỏ, với số lượng vài đầu xe đường dài vẫn đang “án binh bất
động” trong việc triển khai lắp đặt TBGSHT. Điều này đã được dự báo từ
trước do việc xử lý chế tài từ các cơ quan chức năng còn khá lâu nữa mới
triển khai.
Một “hộp đen” đạt chuẩn của công ty Vinh Hiển được Bộ GTVT cấp chứng nhận.
|
Theo
ông Bùi Văn Hùng – Giám đốc kỹ thuật tập đoàn vận tải Mai Linh, hiện
các xe khách đường dài đã lắp đủ 100% TBGSHT và đang triển khai lắp đặt
trên các xe taxi. Tuy nhiên, chi phí lắp đặt trung bình 1 bộ/xe dao động
ở mức 10 triệu đồng/bộ/xe vẫn còn cao. Trong khi, được biết, do chi phí
cao nên một số công ty vận tải tư nhân vừa và nhỏ vẫn chưa lắp ráp.
Ông
Hùng cũng dự báo: rất có thể, đến gần thời hạn xử phạt (tức quá quy
định của Bộ GTVT vừa ban hành), các công ty này mới tiến hành lắp thiết
bị GPS và khi đó sẽ dẫn tới tình trạng “cầu” vượt quá “cung”, gây xáo
trộn thị trường “hộp đen”.
Cũng theo tính toán của nhiều
chuyên gia GPS, với số lượng thống kê khoảng 150.000 xe đường dài của cả
nước cần phải lắp trong thời gian quy định trên, các doanh nghiệp cung
cấp “hộp đen” không những cung cấp đầy đủ mà khả năng còn gấp 4 đến 5
lần so với thực tế, bởi số lượng sản xuất của các công ty này đều vài
ngàn sản phẩm trở lên trong vòng 1 tháng.
Còn quá nhiều băn khoăn
Ông
Trần Việt Hùng – Quản lý vận tải Công ty TNHH Dịch vụ giao nhận vận tải
và thương mại Công Thành, chia sẻ: "Dù đã hợp chuẩn về “hộp đen” nhưng
nếu các công ty vận tải vận hành nó suôn sẻ thì không sao. Tuy nhiên,
thực tế khi chúng tôi vận hành vẫn hay gặp các lỗi, như: lỗi mạng, hệ
thống bản đồ số vệ tinh cập nhật không đầy đủ các tuyến đường. Đặc biệt
khi ra các tỉnh lân cận các thành phố lớn, nhiều tên đường không hiện
lên bản đồ, gây khó khăn trong việc di chuyển… Những lỗi này trách nhiệm
sẽ thuộc về ai? Đơn vị viễn thông hay các công ty GPS? Đến nay trong
quy định của Bộ GTVT không có điều khoản này".
Nhiều
chuyên gia GPS cho rằng: hiện nay nhiều doanh nghiệp vận tải tư nhân
nhỏ vẫn đang “dậm chân tại chỗ” trong việc lắp đặt thiết bị “hộp đen” .
|
Được
biết, hiện nay, các công ty vận tải khi được lắp TBGSHT đều sử dụng hệ
thống bản đồ trên Google Maps, hệ thống thông tin địa lý (GIS), VietMap…
Đây là những hệ thống bản đồ vệ tinh phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên,
việc cập nhật đường sá vẫn chưa hoàn chỉnh.
Ông Tạ Công
Thuận – Giám đốc V-ECOM, thừa nhận: "Hiện nay, hệ thống bản đồ vệ tinh
nước ta chưa được hoàn thiện. Việc cập nhật tên đường hay các địa chỉ cụ
thể nào đó không được đầy đủ. Điều này xảy ra chủ yếu ở các khu vực
ngoại thành và các tỉnh giáp ranh thành phố lớn. Do đó, các doanh nghiệp
cung cấp và sản xuất “hộp đen” chủ yếu tự thiết kế và áp dụng bản đồ
luôn, đồng thời, luôn chủ động cập nhật tên đường và các địa chỉ mới
trên hệ thống bản đồ đã xây dựng, từng bước khắc phục điểm yếu trên,.
Một
chuyên gia GPS khẳng định: Về sự cố đường truyền internet bị trục trặc
trong quá trình vận hành không thể tránh khỏi. Không riêng gì ở thiết bị
“hộp đen” mà bất cứ thiết bị nào sử dụng đến internet thỉnh thoảng vẫn
gặp phải sự cố và lỗi trên không thể quy trách nhiệm cho đơn vị nào, chỉ
có điều khắc phục tối đa các sự cố trên.
Bộ GTVT khẳng
định sẽ chỉ kiểm tra “ngẫu nhiên” các “hộp đen” trong các lô hàng nhập
khẩu từ nước ngoài về để quy định đạt chuẩn. Nhưng điều đáng nói là, các
doanh nghiệp sản xuất và cung cấp “hộp đen” trong nước phản ánh, vẫn
chưa hết lo lắng do trong quy định hợp chuẩn TBGSHT. Điều này, đồng
nghĩa nhiều thiết bị trên dù chất lượng kém cũng sẽ “qua mặt” được các
trung tâm kiểm định của Bộ GTVT, ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của
các công ty vận tải trong nước.
xem thêm : thiet bi dinh vi, dinh vi xe hoi
Xem thêm thiet bi dinh vi oto Adsun hợp quy chuẩn.
Trả lờiXóa