Pages

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

Xử phạt xe container không có phù hiệu

Từ 1/10, xe đầu kéo container phải có phù hiệu mới được lưu hành theo quy định của Thông tư 18. Song hiện vẫn còn số lượng lớn các doanh nghiệp vận tải container - vốn lâu nay có quy mô rất nhỏ bé - đang rất khó đáp ứng được các điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh vận tải và gắn phù hiệu. Khả năng hàng ngàn xe container sẽ phải dừng hoạt động.
 
Từ 1/10, không chỉ xe container quá tải mà xe container không có phù hiệu sẽ bị xử phạt
Từ 1/10, không chỉ xe container quá tải mà xe container không có phù hiệu sẽ bị xử phạt
Không đâu đào tạo Trung cấp vận tải?

Tại Hà Nội, hai tháng nay, ông Hoàng Quang Ngọc - Giám đốc Công ty Vận tải Hoàng Hà - như ngồi trên đống lửa vì chưa có Giấy phép kinh doanh vận tải (GPKDVT) nên chưa được cấp phù hiệu, đồng nghĩa phải ngừng hoạt động. Doanh nghiệp (DN) của ông thành lập từ năm 2000, giờ có gần hai chục xe đầu kéo, chuyên chở hàng container. Ông Ngọc cho biết: “Mấy năm trước, khi Nghị định 91 quy định về Điều kiện kinh doanh vận tải ra đời, tôi mới có bằng Trung cấp Hải quan và Trung cấp sửa chữa ô tô nên đã muốn tìm chỗ đăng ký học Trung cấp vận tải - theo quy định mới - song hỏi mãi vẫn không có đâu đào tạo trình độ này”. Đối chiếu các điều kiện quy định của Thông tư 18 quy định về quản lý tổ chức hoạt động kinh doanh vận tải và các dịch vụ hỗ trợ, Công ty đã lắp đầy đủ thiết bị giám sát hành trình, có hợp đồng bến bãi để xe, bộ phận phụ trách an toàn, song vẫn còn thiếu bằng Trung cấp vận tải của người trực tiếp điều hành. “Biết thế, nhưng giờ cũng chưa biết làm thế nào để có đủ hồ sơ xin cấp phép, nên cũng chưa đi xin cấp phép. Đành cứ để chờ xem sao” - ông Ngọc nói.
 
Theo nhận định của Hiệp hội Vận tải ô tô VN, việc siết điều kiện kinh doanh vận tải với xe chở container là hết sức cần thiết để đảm bảo an toàn. Cả cơ quan quản lý Nhà nước và các DN vận tải đã rất nỗ lực để có thể đáp ứng quy định mới, tuy nhiên, với tình hình hiện tại, số lượng xe container không có phù hiệu sau 1/10/2013 còn quá lớn.

Cũng rất lo lắng để có được phù hiệu cho đoàn xe đầu kéo hơn 2 chục chiếc, ông Nguyễn Văn Hồng - Giám đốc Công ty Vận tải Phú Khang (Hà Nội) cho biết, chỉ còn một vài ngày nữa là đến hạn chót mà giờ vẫn chưa có GPKD. Thiếu bằng cấp chuyên môn của người trực tiếp điều hành DN, ông Hồng than: “Chả nhẽ tôi đi thuê người về làm giám đốc thay mình?”.

Khổ vì Luật Hợp tác xã chưa có hướng dẫn thực thi

Tại Hải Phòng, theo ông Lê Văn Tiến - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa Hải Phòng, do Luật Hợp tác xã năm 2012 triển khai quá chậm, nay đã có hiệu lực, song chưa có Nghị định và Thông tư hướng dẫn, trong khi luật cũ đã hết hiệu lực, nên Hải Phòng chưa thể thành lập được các hợp tác xã vận tải (HTX). 

Theo quy định mới, hơn 5.000 xe đầu kéo container của Hải Phòng chưa đủ điều kiện để được cấp GPKDVT dịp này. Nay Hiệp hội đứng ra, xây dựng Đề án thành lập các HTX, đưa các xe của các hộ cá thể, xe của các DN nhỏ lẻ vào HTX, kiện toàn nhân sự, phòng ban, để có thể đáp ứng các điều kiện kinh doanh vận tải. “Đề án đã có rồi, nhiều khâu chuẩn bị đã sẵn sàng rồi, chính quyền thành phố cũng đã nhất trí và hỗ trợ phương án này, cái khó là chưa có hướng dẫn Luật để triển khai” - ông Tiến nói. 
 
Bao nhiêu xe phải dừng sau 1/10?

Theo các cuộc thanh tra của Bộ GTVT hồi tháng 7/2013 vừa qua, số DN vận tải hàng hóa bằng container có GPKDVT rất ít. Ông Nguyễn Văn Huyện - Chánh Thanh tra Bộ GTVT cho biết, tại những địa phương có số lượng xe container lớn như TP HCM, Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ninh... chưa đến 10% DN vận tải container có GPKDVT. Cụ thể, Sở GTVT TP Hồ Chí Minh mới cấp giấy phép kinh doanh cho 98/1.710 đơn vị, 1.000/8.211 phương tiện. Tại Hải Phòng, chỉ có 46 đơn vị có giấy phép kinh doanh vận tải, đạt 3,6% và 662 xe container được cấp phép, đạt 9,3%.

Ông Nguyễn Quang Hiếu - Trưởng phòng Vận tải, Sở GTVT Hải Phòng cho biết, Sở đang cố gắng đến đầu tháng 10 sẽ cấp hết GPKD và phù hiệu cho các DN đã được thẩm định hồ sơ. Tuy nhiên, chính xác số lượng xe phải dừng từ 1/10 thì cũng chưa thống kê kịp. Tại Hà Nội, ông Nguyễn Hoàng Linh - Phó Giám đốc Sở GTVT cho biết: Toàn thành phố có khoảng 130 DN vận tải container với trên 3.000 xe đầu kéo. Số lượng DN vận tải container đến nộp hồ sơ từ mấy tháng nay để xin cấp GPKDVT khá đông. Nhưng trong 1 vài tháng qua, mới cấp phép cho khoảng trên 30 DN với gần 500 xe đầu kéo. 

Theo ông Nguyễn Quang Bình - Vụ trưởng Vụ Vận tải, Tổng cục Đường bộ VN, vào tháng 8/2013, thống kê cả nước có khoảng 4.200 xe đầu kéo thuộc các đơn vị đã có GPKDVT. Sau 2 tháng, các DN cũng rất tích cực hoàn thiện để nộp hồ sơ xin cấp GPKDVT, tuy nhiên, cũng chưa thống kê được số đơn vị mới được cấp phép và số buộc phải dừng hoạt động trên toàn quốc. 
 

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Xe buýt sử dụng nhiên liệu khí nén đưa vào hoạt động

Tính đến thời điểm này, trên địa bàn TPHCM đã có 34 chiếc xe buýt sử dụng nhiên liệu khí nén Compressed Natural Gas - CNG được đưa vào hoạt động. Mặc dù những ưu điểm của loại xe buýt này so với xe buýt sử dụng diesel là thấy rõ, song nhiều doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà đầu tư.
Ưu thế vượt trội

Đề án xe buýt CNG, thường gọi là xe buýt xanh đã được triển khai thí điểm từ quý I/2009 nhưng mãi đến cuối tháng 8/2011 Sở GTVT TP.HCM mới chính thức khai trương tuyến đầu tiên. Tuyến có mã số 01 có lộ trình chợ Bến Thành – chợ Lớn. Công ty TNHH MTV xe khách Sài Gòn (Saigon Bus) là đơn vị tiên phong mạnh dạn đầu tư vốn nhập 21 chiếc xe buýt xanh về hoạt động.

Chính sách hỗ trợ chưa cụ thể khiến nhiều doanh nghiệp chưa mặn mà đầu tư xe buýt xanh
Chính sách hỗ trợ chưa cụ thể khiến nhiều doanh nghiệp chưa mặn mà đầu tư xe buýt xanh 

Ông Cao Đăng Tuấn, Trưởng phòng điều hành Saigon Bus cho biết, qua thời gian hoạt động cho thấy, xe buýt chạy bằng khí CNG có rất nhiều ưu điểm: động cơ vận hành êm, khí thải độc hại giảm 53-63%, khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính giảm 20%, không có bụi và khói đen, nhiên liệu được đốt cháy triệt để, tiết kiệm đến 30-40% nhiên liệu.

Trước những ưu điểm trên, ngày 6/1, Liên hiệp HTX Vận tải TP.HCM đã đưa 5 xe buýt sử dụng khí nén thiên nhiên CNG chạy trên tuyến Bến xe An Sương - Đại học Nông Lâm, mã số 104. Ông Phùng Đăng Hải, TGĐ Liên hiệp HTX vận tải TP. HCM cho biết, 5 chiếc xe buýt CNG này được nhập khẩu từ Hàn Quốc. Xe có gắn thiết bị giám sát hành trình, camera, thùng vé tự động và đèn LED.

Ông Dương Hồng Thanh, Phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho biết, trong năm 2012 Sở sẽ nghiên cứu dự án đầu tư mới khoảng 300 xe buýt chạy khí CNG để thay thế dần số xe buýt chạy bằng dầu diesel đang xuống cấp.

Vì sao DN chưa mặn mà?
Những ưu điểm của xe buýt CNG là thấy rõ. Sau gần 3 tháng triển khai, công ty Saigon Bus có kế hoạch sẽ tiếp tục nhập về 29 chiếc xe buýt CNG mới. Tuy nhiên, dự án này đang gặp phải khó khăn từ nguồn vốn đầu tư.

Theo ông Cao Đăng Tuấn thì mỗi ngày tiền vé mà đơn vị thu về từ một chiếc xe buýt xanh chỉ hơn 1 triệu đồng, trong khi vốn đầu tư cho một xe mới là trên 2 tỷ đồng. “Giá vé không đổi, trợ giá không tăng nhưng vốn đầu tư cho một chiếc buýt xanh lại cao gần gấp đôi so với xe buýt thường, nên chúng tôi đang cân nhắc”, ông Tuấn nói.

Ông Phùng Đăng Hải, TGĐ Liên hiệp HTX vận tải TP. HCM cho biết, 5 chiếc xe buýt sử dụng khí CNG mà đơn vị mới nhập về là do một xã viên của Liên hiệp tâm huyết với nghề nên tự bỏ tiền đầu tư.
Theo ông Lê Hải Phong, GĐ Trung tâm điều hành VTHKCC TP thì để DN mạnh dạn đầu tư xe buýt xanh cần có chính sách hỗ trợ lãi suất với mức lãi bằng 0. Đồng thời, cần có khung trợ giá riêng cho xe CNG để khuyến khích họ đầu tư.

Trong đề án đầu tư 1860 xe buýt giai đoạn 2011 – 2013 của TP. HCM có khuyến khích xe buýt thân thiện với môi trường. Theo đó DN nhập xe buýt xanh về hoạt động sẽ được hỗ trợ 70% vốn vay với mức lãi suất 5%. Tuy nhiên, đã bước qua quý I/2012 nhưng đề án này vẫn chưa được thông qua.

Ngoài chuyện nguồn vốn thì nguồn nhiên liệu cung cấp cho phương tiện cũng là một vấn đề nhức nhối. Trên địa bàn TP.HCM hiện nay mới chỉ có 2 trạm cung cấp nguyên liệu CNG đặt tại đường Phổ Quang (Q.Tân Bình) và đường Nguyễn Hữu Cảnh (Q.Bình Thạnh). Mới đây, Công ty Cổ phần Kinh doanh dầu khí hóa lỏng miền Nam (PV Gas South) đã thông báo sẽ tăng giá bán khí nén thiên nhiên (CNG) khiến các DN vận tải xe buýt không khỏi lo lắng.

xem thêm : định vị xe máy, dinh vi xe hoi, dinh vi xe may

Thiết bị định vị vệ tinh tàu cá

Một gia đình chuẩn bị đi đánh bắt sứa ở Cô Tô

Huyện đảo 3 nhất
Khi biết mỗi ngày chỉ có duy nhất chuyến tàu cao tốc từ bờ ra đảo Cô Tô (và ngược lại), nhưng rất hay bị hoãn vì thời tiết, chúng tôi không khỏi lo lắng. Vì thế, mới gần 5h sáng, chúng tôi đã có mặt ở cảng Cái Rồng (huyện Vân Đồn, Quảng Ninh) để đón chuyến tàu 6h. Bến tàu tấp nập, nhộn nhịp cảnh mua bán giữa tiểu thương và những tàu cá vừa vội vã cập bờ. Ở một bên bến là hơn chục chiếc tàu du lịch, “tàu chợ” chuyên tuyến ra huyện đảo Vân Đồn và Cô Tô. Chuyến tàu sáng nay đáng lẽ khởi hành từ chiều qua, nhưng vì thời tiết không thuận nên phải hoãn đến sáng nay. Chắc do có nhiều khách bị lỡ chuyến hôm trước nên 120 chỗ ngồi trên tàu đã kín.

Phương tiện khá hiện đại với đầy đủ hệ thống ra đa, thiet bi dinh vi vệ tinh, mà theo giới thiệu của “nhà tàu” thì có giá 14 tỷ đồng và mới khai thác được hơn một năm nay. Thuyền trưởng Nguyễn Văn Bàng - 20 năm làm nghề lái tàu khách cho biết, hành trình ra đảo khoảng hơn 40km, chia làm 2 phần rõ rệt, chặng từ bờ ra Cửa Đối sóng êm nhưng nhiều đá ngầm, còn từ Cửa Đối đến đảo lại thường xuyên có sóng to, gió lớn, rất dễ bị say sóng. Thuộc “từng ổ gà” trên tuyến, nên thuyền trưởng tàu thi thoảng lại điều khiển phương tiện đi tắt qua các đảo đá, để tiết kiệm thời gian hành trình. Ông bảo, đất Cô Tô “lành” nên ngày càng có nhiều người đến làm ăn.

Thời gian này, Cô Tô đang vào mùa đánh bắt sứa, mỗi vụ kéo dài 3-4 tháng, nên thu hút người từ các tỉnh khác đến đánh bắt hoặc chế biến sứa thuê. Cũng nhờ nguồn thu từ sứa mà huyện đảo Cô Tô ngày càng nhiều người có của ăn của để, xây nhà kiên cố, mua sắm đồ đạc. Trong số họ có thể kể đến vợ chồng anh Mai Công Đàm và chị Bùi Thị Ngát, sở hữu 3 xưởng chế biến sứa, giải quyết việc làm cho hơn 30 lao động. Chị Ngát kể: “Hai vợ chồng quê huyện Hải Hậu, Nam Định, trước khi “an cư” ở Cô Tô, anh làm nghề lái tàu, thường xuyên qua lại vùng đất này. Chẳng hiểu duyên nợ thế nào mà sau một dịp ra Cô Tô “tham quan”,  chúng tôi quyết định “bốc” cả nhà ra đây. Nhờ có nghề sứa nên cũng có chút vốn liếng”.

Dạo một vòng thị trấn Cô Tô và xã đảo Thanh Lân - 2 trong 3 đơn vị hành chính của huyện, chúng tôi phần nào cảm nhận được cuộc sống nơi đây đang có sự “thay da đổi thịt”, có thêm vài chục ngôi nhà cao tầng đang mọc lên và những công trình của Nhà nước đang được xây dựng như chợ, hồ chứa nước ngọt, trường học cấp III đạt chuẩn quốc gia... Ở Thanh Lân, dân cư không đông và sầm uất như thị trấn Cô Tô, nhưng cũng có nhiều nhà to, đẹp, được xây dựng theo kiến trúc hiện đại như trong đất liền, đường vào các khu dân cư đều được bê tông hóa.

Cùng với sự phát triển cơ sở hạ tầng, huyện đảo có những bước tiến đáng kể trong việc xây dựng, phát triển đời sống tinh thần cho người dân. Ông Nguyễn Đức Thành - Chủ tịch UBND huyện chia sẻ: “Cô Tô đang có 3 cái nhất so với các địa phương trong tỉnh, đó là 100% hộ dân có đầu thu truyền hình kỹ thuật số, 100% trẻ em mẫu giáo được hỗ trợ bữa ăn trưa tại trường, và trong năm 2012 sẽ lắp đặt 20 trạm thu phát sóng wifi (đường truyền internet không dây) và Cô Tô sẽ trở thành huyện đảo đầu tiên phủ sóng internet không dây”. Tiềm năng du lịch và nghề cá

Giữ cương vị Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cô Tô hơn 1 năm nhưng ông Thành đã hiểu rõ về Cô Tô. Bởi trước đó, khi còn là Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Ninh, ông cũng đã có nhiều đợt công tác, gắn bó với huyện đảo. Giờ đây, khi được trực tiếp gắn bó với mảnh đất này, ông luôn trăn trở tìm ra hướng đi mới, thúc đẩy Cô Tô phát triển, chú trọng các chính sách an sinh xã hội, đầu tư cho giáo dục. Huyện thường xuyên vận động cán bộ đi học nâng cao trình độ, mở lớp ngoại ngữ tiếng Anh, tiếng Trung và hỗ trợ kinh phí tới 80% cho người dân đi học... Những hộ gia đình đăng ký thoát nghèo được huyện hỗ trợ 10 triệu đồng mua thuyền sản xuất. Một số ý tưởng mà lãnh đạo địa phương đang trăn trở là tìm hướng để xây dựng những đặc sản thương hiệu Cô Tô, như: Mắm, hải sâm, cá khô và rộng hơn là “Du lịch Cô Tô”...

Trong năm nay, huyện Cô Tô cũng sẽ có thêm một số cơ chế hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, khai thác, chế biến thuỷ sản kết hợp dịch vụ du lịch. Để nhiều người biết đến Cô Tô và nhất là giáo dục cho thế hệ trẻ ý thức bảo vệ biển đảo quê hương, năm 2011, huyện đã phối hợp với Tỉnh đoàn tổ chức thành công các đợt “Hành trình biển đảo quê hương” và năm 2012 này sẽ tổ chức các chương trình tương tự.

Theo Quy hoạch phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2010, các đảo, cụm đảo như Cô Tô - Thanh Lân, cùng với các đảo nhỏ của huyện Vân Đồn như Quan Lạn - Minh Châu, Ngọc Vừng - Thắng Lợi... nằm trong Vòng cung kinh tế quan trọng vùng biển Đông Bắc, với định hướng phát triển du lịch sinh thái biển đảo, thương mại, xây dựng trung tâm nghề cá phía Bắc vịnh Bắc Bộ. Như vậy, trong tương lai, Cô Tô sẽ trở thành địa chỉ du lịch hấp dẫn.

Tin vui cho người dân nơi đây là UBND tỉnh đã phê duyệt dự án kéo điện lưới từ đất liền ra đảo Cô Tô, tạo điều kiện phát triển toàn diện cơ sở hạ tầng “điện, đường, trường, trạm” và tiềm năng kinh tế địa phương, dự kiến khởi công vào quý III/2012. Trong vài năm tới, huyện sẽ đầu tư thêm một tàu cao tốc trọng tải lớn, có tốc độ gần 90km/h, chỉ cần 30 phút có thể đi từ đất liền ra đảo, thay vì phải mất gần 2giờ như hiện nay.

Cùng đi với chúng tôi, ông Nguyễn Hoài Nhơn - Phó giám đốc Công ty Cổ phần QLĐS số 3 (đơn vị quản lý luồng đường thủy quốc gia trên địa bàn Quảng Ninh) giới thiệu một số luồng chạy tàu giữa các đảo trong quần đảo Cô Tô, Vân Đồn. Hiện, các luồng tuyến này chưa được tổ chức quản lý, nên UBND tỉnh Quảng Ninh đã đề nghị công bố, quản lý hoặc đưa vào quy hoạch quản lý đối với 6 tuyến nối các đảo: Cô Tô - đảo Trần (khoảng 40km), Cô Tô - Thanh Lân (khoảng 3km), luồng đường thủy nội địa quốc gia hiện tại - đảo Cô Tô (qua Cửa Vành, khoảng 30km), đảo Cái Rồng - các đảo Quan Lạn, Thắng Lợi, Ngọc Vừng, Bản Sen (huyện Vân Đồn, khoảng 50km), cửa Sậu Đông - đảo Trần (khoảng 25km), Cửa Đại - đảo Trần (khoảng 20km). “Việc công bố, tổ chức quản lý hoặc quy hoạch các tuyến đường thủy trên sẽ giúp xây dựng đồng bộ hơn hệ thống hạ tầng giao thông tại các huyện đảo, thiết lập trật tự ATGT đường thủy nơi đây” - ông Nhơn khẳng định.

xem thêm : định vị xe máy, thiet bi dinh vi xe may, dinh vi xe hoi

Lợi ích cho doanh nghiệp vận tải khi lắp TBGSHT

Ngày 1.7 tới là hạn chót các doanh nghiệp vận tải phải lắp thiết bị giám sát hành trình cho xe ô tô (GPS) theo nghị định số 91 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn còn nhiều tranh cãi về lợi ích của việc lắp thiết bị GPS đối với doanh nghiệp vận tải. PV Báo GTVT đã phỏng vấn ông Nguyễn Trường Giang, Chủ tịch Hội đồng quản trị - Công ty cổ phần công nghệ trực tuyến Skysoft từ góc nhìn của doanh nghiệp cung cấp thiết bị định vị GPS.

GĐ
Ông Nguyễn Trường Giang
Lắp đặt thiết bị định vị GPS, doanh nghiệp là đối tượng đầu tiên được hưởng lợi.

PV: Vì sao ông lại có nhận định đó?
Ông Nguyễn Trường Giang: Doanh nghiệp chúng tôi là một trong những doanh nghiệp đầu tiên cung cấp thiết bị và dịch vụ định vị GPS đầu tiên tại Việt Nam. Từ những ngày đầu tiếp cận thị trường, tổ chức hội thảo để giới thiệu sản phẩm, chúng tôi đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía các doanh nghiệp vận tải. Việc đưa thiết bị vào thử nghiệm và lắp đặt tại các doanh nghiệp ngay từ những ngày đầu đã cho kết quả tốt. Hệ thống đã cho phép các doanh nghiệp quản lý hầu hết mọi hoạt động của phương tiện.

Theo thông tin phản hồi chính thức từ nhiều doanh nghiệp, doanh thu tăng lên nhờ việc sử dụng hệ thống định vị GPS (nhờ sử dụng được tối đa công suất của phương tiện, giảm chi phí nhân công quản lý trực tiếp, giảm thất thoát gian lận, giảm vi phạm và tai nạn..) trong vòng 03 tháng đã bù đắp được toàn bộ số tiền đầu tư ban đầu cho thiết bị. Vì vậy, trước thời điểm Thủ tướng chính phủ ban hành nghị định số 91, rất nhiều các doanh nghiệp lớn nhỏ đã tự trang bị thiết bị GPS cho doanh nghiệp mình để phục vụ công tác quản lý.

Pv: Ông có thể cho biết cách thức quản lý phương tiện bằng GPS?

Ông Nguyễn Trường Giang: Bộ thiết bị định vị GPS bao gồm 2 phần, phần cứng và phần mềm. Phần cứng gồm bộ vi xử lý, bộ phận thu nhận, ghi, lưu giữ và truyền phát dữ liệu theo thời gian thực. Phần mềm gồm hệ thống bản đồ số, hệ thống phân tích dữ liệu, tổng hợp báo cáo và toàn bộ các tính năng quản lý được phát triển và hoàn thiện theo thời gian và theo định hướng riêng của từng nhà cung cấp.

Về cơ bản, khi sử dụng thiết bị GPS, các chủ doanh nghiệp vận tải có thể kiểm soát được hầu hết các trạng thái của phương tiện như: vị trí của phương tiện, tốc độ di chuyển, tuyến đường di chuyển, các điểm dừng đỗ, thời gian dừng đỗ… của phương tiện tại mọi thời điểm. Doanh nghiệp cũng có thể chiết xuất các báo cáo trạng thái như trên theo các mốc thời gian mình muốn.

Nhân
Nhân viên Skysoft đang vẽ bản đồ cung đường tuyến đi cho khách hàng
Ngoài những tính năng cơ bản trên, tùy thuộc vào các đơn vị cung cấp khác nhau, doanh nghiệp vận tải sẽ có thêm rất nhiều tính năng quản lý ưu việt khác. Ngoài ra, doanh nghiệp vận tải cũng có thể tăng thêm các tiện ích khác như: Tích hợp camera để quan sát hình ảnh bên trong và ngoài phương tiện (kiểm soát số lượng khách hàng cũng như hàng hóa chuyên chở), tích hợp cảm biến dầu để kiểm soát việc cấp và tiêu hao nhiên liệu (phát hiện việc lãng phí nhiên liệu và tiêu hao nhiên liệu bất thường…), cảm biến trọng tải, ….để tăng thêm hiệu quả quản lý.

Pv: Một số doanh nghiệp vận tải cho rằng, việc lắp thiết bị định vị GPS cho doanh nghiệp của mình đã không mang lại hiệu quả như mong muốn, quan điểm của ông thế nào về vấn đề này?
Ông Nguyễn Trường Giang: Ở Việt Nam hiện có rất nhiều đơn vị cung cấp thiết bị và dịch vụ định vị GPS. Trong bối cảnh trước đây, chất lượng thiết bị và dịch vụ GPS hoàn toàn bị thả nổi, không kiểm soát, vì vậy trên thực tế cũng xuất hiện một số doanh nghiệp cung cấp thiết bị có chất lượng thấp, không ổn định. Bên cạnh đó, hệ thống bản đồ tích hợp và các tính năng quản lý đi kèm - là yếu tố then chốt tạo nên chất lượng sản phẩm - của một số đơn vị còn sơ khai, vì vậy chưa đem lại được lợi ích tối ưu cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, về phía các doanh nghiệp vận tải, nếu không chú tâm sát sao trực tiếp đến việc quản lý và không đưa ra các chế tài thích hợp để xử lý các trường hợp vi phạm được phát hiện nhờ hệ thống định vị GPS, việc quản lý cũng sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn.

PV:Vậy doanh nghiệp làm cách nào để có thể nhận biết được loại thiết bị hợp chuẩn, chất lượng tốt, và có các tính năng quản lý ưu việt?
Ông Nguyễn Trường Giang: Ông Hiện nay, các doanh nghiệp vận tải có thể dễ dàng nhận biết các thiết bị hợp chuẩn nhờ chứng nhận thiết bị hợp quy của bộ GTVT. Với chứng nhận này, thiết bị đáp ứng được các yêu cầu bắt buộc của cơ quan chức năng như: Thông tin về xe và lái xe; Hành trình của xe; Tốc độ của xe; Số lần và thời gian dừng, đỗ xe; Số lần và thời gian đóng, mở cửa xe; Thời gian làm việc của lái xe.
Về cơ bản phần cứng của thiết bị quyết định độ bền và độ ổn định của thiết bị, phần mềm quyết định đến hiệu quả quản lý của thiết bị, vì vậy, để chọn được bộ thiết bị tốt, doanh nghiệp vận tải nên quan tâm đến xuất xứ của thiết bị, thời hạn bảo hành thiết bị.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể yêu cầu nhà cung cấp giới thiệu về phần mềm của thiết bị, đồng thời đề nghị lắp thử nghiệm thiết bị vào phương tiện trong một khoảng thời gian nhất định và đưa ra yêu cầu quản lý của mình đề nghị nhà cung cấp đáp ứng. Chủ doanh nghiệp cũng có thể tham khảo hệ thống định vị GPS của các đơn vị khác cùng ngành hiện đã áp dụng công nghệ định vị GPS thành công để cân nhắc lựa chọn nhà cung cấp uy tín đảm bảo.
PV: Chúng ta vừa nói đến sản phẩm chất lượng và đạt chuẩn, vậy sản phẩm của Công ty Skysoft ở mức nào trong sự “đạt chuẩn” ấy?
Như tôi đã nói, Công ty chúng tôi đã có một thời gian dài hoạt động trong lĩnh vực cung cấp thiết bị và dịch vụ định vị GPS. Các sản phẩm chúng tôi cung cấp từ trước cũng như hiện tại đều có tỷ lệ hỏng hóc, trục trặc thấp dưới mức cho phép (khoảng 2%). Hệ thống bản đồ và các tính năng tích hợp vào thiết bị hoàn thiện và liên tục được nâng cấp đã đáp ứng được hầu hết các yêu cầu từ phía khách hàng.
Với sự tin tưởng và gắn bó lâu dài của một số lượng lớn các khách hàng của công ty cùng với những phản hồi tích cực từ nhiều khách hàng cũ và mới của Công ty, chúng tôi hoàn toàn tự tin về chất lượng sản phẩm mình cung cấp. Còn về vấn đề đạt chuẩn của thiết bị, trong tay chị là bản Chứng nhận hợp chuẩn QCVN 31:2011/BGTVT cho sản phẩm Navibox X3, là một trong những thiết bị giám sát hành trình được chứng nhận hợp chuẩn đầu tiên tại Việt Nam đáp ứng đầy đủ các tính năng theo quy định.
Nếu so sánh với các sản phẩm chất lượng thì giá cả rất cạnh tranh. Cũng như các mặt hàng khác thôi, tiền nào của nấy. Nhiều doanh nghiệp vận tải tính toán, lắp thiết bị GPS trên 1 xe tốn khoảng 4-5 triệu đồng, đầu tư trên khoảng 100 đầu xe để đáp ứng yêu cầu của cơ quan chức năng là chi phí không nhỏ.
PV:Vậy, theo ông có cách nào để giảm bớt gánh nặng cho các đơn vị vận tải?
Ông Nguyễn Trường Giang: Theo tôi, doanh nghiệp nên xem đây là dịp để cơ cấu lại bộ máy quản lý theo hướng hiện đại. Thay bằng việc tìm các thiết bị hợp chuẩn với các tính năng quản lý hạn chế và chi phí thấp, doanh nghiệp nên tính toán đầu tư dòng thiết bị chất lượng tốt với nhiều tính năng ưu việt, đồng thời sát sao trong công tác quản lý để nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải.
Như tôi đã nói ở trên, hầu hết các doanh nghiệp sau 03 tháng ứng dụng hệ thống GPS vào quản lý, hiệu quả kinh tế thu được đủ bù đắp chi phí đầu tư ban đầu. Thiết nghĩ, đây chính là cách giảm bớt gánh nặng tài chính trước mắt, đồng thời mang lại hiệu quả quản lý lâu dài cùng một diện mạo mới cho doanh nghiệp.
PV: Xin cảm ơn ông!
CNS3 là thiết bị GPS hợp chuẩn tích hợp với phần mềm với hệ thống bản đồ số thông minh và các tính năng quản lý ưu việt cho phép kiểm soát phương tiện theo thời gian thực.
Thiết bị Navibox X3
Thiết bị Navibox X3
Thiết bị có các tính năng cơ bản như: định vị vị trí của phương tiện; cập nhật trạng thái phương tiện (dừng, đi, tốc độ); cho phép thêm mới các điểm đánh dấu; thiết lập các cảnh báo (dừng đỗ sai quy định, vượt tốc độ, tắc đường…); Đếm chuyến; Lưu trữ dữ liệu; Quản lý lái xe và thời gian lái; Nhắc điểm đón trả khách; Phơi lệnh điện tử; Theo dõi hình ảnh trên xe; Kiểm soát tình trạng sử dụng nhiên liệu; Kiểm soát trọng lượng, chủng loại hàng hoá chuyên chở; Cảnh báo ngủ gật, cảnh báo cháy;….

xem thêm : định vị xe máy, thiet bi dinh vi xe may

Phát triển giao thông đô thị đà nẵng

15 năm sau khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, bằng bản lĩnh, quyết tâm, sự đồng thuận của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Đà Nẵng, Thành phố đã và đang chuyển mình mạnh mẽ, đặc biệt là bộ mặt đô thị từng ngày thay đổi và phát triển không ngừng. Những công trình giao thông đã kết nối các khu vực thành một thể liên hoàn, thống nhất, là động lực thúc đẩy phát triển KT-XH của Thành phố.

Các công trình giao thông tiêu biểu đã đang được xây dựng
Dự án đường Đông - Tây (đường Nguyễn Văn Linh hiện nay), đường Bắc - Nam (đường Hàm Nghi - Lê Đình Lý) và đường Tiểu La nối dài (đường 2/9 hiện nay), đường Bạch Đằng Đông (Trần Hưng Đạo hiện nay) là những tuyến đường qua vùng ao hồ, ruộng trũng bờ Tây và bờ Đông sông Hàn được triển khai xây dựng vào những năm 1993-2000 là mốc son đánh dấu sự chuyển mình của hệ thống hạ tầng giao thông Đà Nẵng.
Phối cảnh cầu Rồng
Phối cảnh cầu Rồng

Tiếp đến là các tuyến đường với quy mô 6 -12 làn xe xuyên qua các khu dân cư đông đúc, kết nối đến các vùng đất còn hoang sơ, nghèo khó của thành phố như đường Nguyễn Hữu Thọ, Lê Duẩn, Nguyễn Tất Thành, Phạm Văn Đồng, Ngô Quyền, Hoàng Sa, Trường Sa, Điện Biên Phủ, Lê Văn Hiến... Nhiều tuyến đường nội thị cũng đã được đầu tư, cải tạo nâng cấp theo hướng khang trang, hiện đại. Hạ tầng viễn thông, điện được hạ ngầm.

Đà Nẵng cũng được biết đến với đường hầm đầu tiên của Việt Nam được xây dựng xuyên đèo Hải Vân do Bộ GTVT làm chủ đầu tư. Đây là 1 trong 30 đường hầm lớn, hiện đại nhất thế giới và là hầm đường bộ lớn nhất khu vực Đông Nam Á, với nhiều hạng mục công trình có yêu cầu kỹ thuật cao trên thế giới được áp dụng lần đầu ở Việt Nam.

Nhưng nói đến Đà Nẵng phải kể đến những cây cầu bắc qua dòng sông Hàn và Cẩm Lệ. Có thể nói không quá rằng, mỗi cây cầu lớn ở Đà Nẵng đều có những đặc trưng riêng không giống nhau, tạo nên từng dấu “nhấn” về mặt kiến trúc, mỹ quan cũng như bước triển thành của ngành GTVT Đà Nẵng. Nếu như trước năm 1997, Thành phố chỉ có 3 cây cầu đường bộ bắc qua sông Cẩm Lệ là Cầu Đỏ, cầu Trần Thị Lý, cầu Nguyễn Văn Trỗi đều được xây dựng từ trước giải phóng thì đến nay Đà Nẵng với các loại hình dạng kết cấu cơ bản từ cầu dây văng, dây võng, cầu quay, đến cầu BTCT đúc hẫng... xứng đáng là một thành phố của những cây cầu hiện đại.

Cầu Sông Hàn được đưa vào sử dụng năm 2000, đến nay vẫn giữ "danh hiệu" là chiếc cầu quay đang hoạt động duy nhất trên đất nước Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á. Đây cũng là một trong cây cầu nhịp lớn kết cấu dây văng đầu tiên do đội ngũ cầu đường Việt Nam trực tiếp thực hiện.

Năm 2001, cầu Cẩm Lệ được xây dựng để thay thế chiếc cầu mang đầy thương tích chiến tranh. Cầu được thi công theo công nghệ đúc hẫng tiên tiến trên thế giới nhưng chưa phổ biến nhiều ở Việt Nam vào thời điểm bấy giờ. Đây là công trình cầu áp dụng công nghệ này đầu tiên ở khu vực miền Trung Tây Nguyên. Và chính là tiền đề cho việc chủ động triển khai áp dụng một loạt các cầu theo công nghệ đúc hẫng cân bằng trên địa bàn thành phố như cầu Mân Quang, cầu Đỏ, Nguyễn Tri Phương, Khuê Đông, Sông Cái...

Năm 2009, cầu Thuận Phước hoàn thành, là một trong những cây cầu dây võng lớn nhất Việt Nam (với chiều dài hơn 1800m), áp dụng nhiều giải pháp thiết kế tiên tiến và công nghệ thi công mới mẻ ở Việt Nam. Cầu có kết cấu dầm hộp BTCT liên tục đối với cầu dẫn, dạng cầu treo dây võng dầm thép bản trực hướng đối với cầu chính. Tính chất phức tạp của cầu không chỉ ở giải pháp kết cấu, trong đó: Cầu dẫn gồm 3 liên liên tục, đặc biệt có liên gồm 5 nhịp 50m liên tục nằm trong đường cong bán kính 250m được thi công theo phương pháp đổ bê tông trên đà giáo cố định, ván khuôn trượt. Những bài học rút ra từ công nghệ thi công này đã tạo tiền đề cho việc thiết kế biện pháp thi công chủ đạo và tổ chức thi công dầm dẫn cầu Trần Thị Lý hiện nay. Cầu được đưa vào sử dụng đã đánh dấu một bước trưởng thành của đội ngũ cán bộ cầu đường của Đà Nẵng nói riêng, đội ngũ kỹ sư, công nhân Việt Nam nói chung trong làm chủ công nghệ thi công cầu hiện đại.

Hiện, Đà Nẵng đang tiếp tục xây dựng công trình cầu Rồng và cầu mới Trần Thị Lý. Đây là 2 công trình có hình dáng kiến trúc độc đáo trên thế giới. Cầu Rồng được thiết kế mang hình dáng Rồng bay với ba nhịp chính liên tục theo sơ cấu tạo dầm - vòm liên tục. Là cầu vòm đơn (đường xe chạy ở 2 bên vòm) duy nhất và cũng là dài nhất ở khu vực Đông Nam Á với chiều dài phần cầu vòm 456m, trong đó vòm được cấu tạo từ 5 ống thép đường kính 1,2m. Công trình này đã được Hiệp hội cầu đường thế giới công nhận là công trình có thiết kế độc đáo, mới lạ.

Phối cảnh cầu Trần Thị Lý
Phối cảnh cầu Trần Thị Lý
Cầu mới Trần Thị Lý được thiết kế với kết cấu trụ tháp đơn nghiêng cao 145m và dây văng 3 mặt phẳng trong đó phần dây phía Tây bố trí xoắn không gian như các cánh buồm tạo nên một điểm nhấn kiến trúc phía Nam trung tâm Thành phố. Đặc biệt trụ tháp nghiêng của cầu được đặt trên hệ gối chỏm cầu chịu được tải trọng đứng đến 25.000 tấn là gối chỏm cầu chịu tải trọng lớn nhất thế giới đến thời điểm hiện nay.

Những bước tiến công nghệ

Việc ứng dụng kịp thời công nghệ mới đã đem lại một bước tiến dài cho công tác khảo sát. Các đơn vị tư vấn khảo sát đã mạnh dạn đầu tư máy móc thiết bị hiện đại như máy toàn đạc điện tử, thiet bi dinh vi toàn cầu, máy đo cao, đo sâu điện tử... Năng suất và chất lượng của công tác khảo sát công trình được nâng cao rõ rệt, cán bộ khảo sát được chuyên môn hóa.

Trong công tác thiết kế, khoa học công nghệ đóng góp một vai trò then chốt, giúp đạt được những thành tựu nổi bật trong thời gian vừa qua. Ngành GTVT Đà Nẵng đã có những định hướng để các đơn vị tư vấn thiết kế tiếp thu các kiến thức mới, làm chủ được công nghệ hiện đại như: Phần mềm RM2000 tính toán thiết kế cầu, phần mềm NOVA - TDN tính toán thiết kế đường và nút giao thông; phần mềm tính toán thiết kế các kết cấu SAP2000; MIKE-UBAN tính toán thủy văn, thủy lực, phần mềm tính toán xử lý nền đất yếu PLASXIS, tính toán ổn định nền đường GEO-SLOPE... Trong thiết kế xử lý nền đường đắp trên đất yếu, đã áp dụng thành công nhiều phương pháp ứng với từng điều kiện địa chất khác nhau của thành phố như: phương pháp cắm bấc thấm kết hợp đắp đất gia tải, phương án gia cố tại chỗ bằng cọc cát, cọc xi măng - đất.... Về thiết kế kiên cố hóa mái dốc ta luy nền đường, đã mạnh dạn áp dụng nhiều giải pháp mang tính đột phá như công nghệ neo trong đất, sử dụng lưới địa kỹ thuật Neo-web để gia cố mái dốc, sử dụng tường chắn có cốt MSE (mechanical stable earth) thiết kế tường chắn đầu cầu.

Theo đánh giá của các chuyên gia, hiện năng lực quản lý của ngành GTVT Đà Nẵng đã đạt đến một bậc mới, đảm nhận được các công trình và dự án có quy mô lớn (từ trên 1 nghìn tỷ VNĐ đến 300 triệu USD), có yêu cầu cao về mặt tiến độ và chất lượng công trình thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, theo dõi và đánh giá dự án. Đã triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu nền GIS để thuận lợi cho việc quản lý hạ tầng giao thông đô thị một cách đồng bộ, chính xác, tổ chức khai thác hiệu quả phần mềm quản lý cầu đường do Trung ương cung cấp để kiểm soát tốt công tác duy tu bảo dưỡng; đang nghiên cứu, áp dụng phần mềm điều khiển tự động hệ thống tín hiệu giao thông (của Tây Ban Nha) để vận dụng tổ chức giao thông theo phương thức “làn sóng xanh” trên một số trục giao thông chính của thành phố.

Ngành GTVT Đà Nẵng cũng đã chủ động trong nghiên cứu, ứng dụng các phần mềm tiên tiến trong quản lý, quy hoạch giao thông như STRADA, VISUM để phân tích dự báo nhu cầu giao thông, đánh giá các điểm ùn tắc giao thông, các phương án thiết kế tổ chức giao thông, cũng như xây dựng bản đồ quy hoạch tổng thể giao thông thành phố,... ứng dụng phần mềm Mô hình thủy lực trong thiết kế quy hoạch các tuyến kênh, cống thoát nước chính của thành phố, đảm bảo giải pháp đề xuất là hợp lý nhất.

Đà Nẵng vinh dự và tự hào khi nhận được những lời khen ngợi từ các cấp lãnh đạo Nhà nước. Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khi về thăm thành phố đã nói rằng "Đà Nẵng có những đổi thay rất đáng khâm phục. Những con đường mới khang trang, những cây cầu mới hiện đại, tiêu biểu cho một sức sống mãnh liệt của người dân Đà Nẵng". Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhấn mạnh"Có thể nói rằng, Đà Nẵng đã lựa chọn đúng một khâu đột phá rất quan trọng là đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là giao thông. Nhờ thực hiện tốt việc đầu tư kết cấu hạ tầng đã tạo nên động lực rất quan trọng để cho Đà Nẵng phát triển nhanh và toàn diện những năm qua"./.

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Các giải pháp an toàn giao thông

Từ đầu năm đến nay tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã xảy ra hơn 770 vụ tai nạn giao thông, làm chết 216 người và bị thương 964 người, tăng gần 200 vụ so với năm ngoái.
Về đường thủy nội địa tuy chưa xảy ra tai nạn nào nghiêm trọng nhưng một loạt sự cố tàu cánh ngầm thời gian gần đây báo hiệu nguy cơ tiềm ẩn là rất lớn. UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành giao thông và các đơn vị liên quan triển khai ngay các biện pháp cấp bách nhằm ngăn chặn và giảm thiểu tai nạn giao thông. 

Không đủ điều kiện an toàn, phương tiện không lưu thông

Việc không cấp lệnh xuất bến cho tàu cánh ngầm 1 máy trên tuyến Vũng Tàu - Tp.Hồ Chí Minh ngay từ ngày 1/9 của Cảng vụ Đường thủy nội địa Bà Rịa –Vũng Tàu theo yêu cầu của Bộ Giao thông vận tải là động thái đầu tiên của việc lập lại trật tự trên lĩnh vực giao thông của tỉnh. Tiếp đó là cuộc tổng kiểm tra công tác bảo đảm an toàn của tàu cánh ngầm hoạt động trên tuyến Vũng Tàu - Tp.Hồ Chí Minh với nội dung chính là kiểm tra các điều kiện về an toàn theo qui định của phương tiện này. 
giám sát tàu cánh ngầm ở bến Cầu Đá.- vovgiaothong.vn
Giám sát tàu cánh ngầm ở bến Cầu Đá
Trên lĩnh vực đường bộ, ngoài các lớp tập huấn về an toàn vận tải hàng hóa và hành khách, Sở Giao thông Vận tải tỉnh thành lập 3 đoàn kiểm tra tập trung vào các vấn đề nóng như công tác đào tạo, sát hạch lái xe, điều kiện an toàn trong việc kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe container. 
4 cơ sở đào tạo, sát hạch lái xe, 11 đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô tuyến cố định, 49 đơn vị, cá nhân kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe containervới trên 24.000 xe ô tô các loại, 13 chiếc tàu cánh ngầm thuộc 5 hãng tàu cao tốc chạy tuyến Vũng Tàu- Sài Gòn là tâm điểm của đợt kiểm tra lần này.

Toàn bộ các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô đều được yêu cầu phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (hộp đen) cho phương tiện và sử dụng dữ liệu thông tin được tích hợp trong hành trình để quản lý điều hành phương tiện, người lái. Hiệu quả là tình trạng lái xe vi phạm về hành trình, thời gian lái xe, chạy vượt quá tốc độ cho phép đã giảm hẳn. 
Ông Lê Văn Đào, Trưởng phòng điều hành công ty TNHH vận tải và du lịch Hoa Mai cho biết: "Không chỉ lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho đội xe gần 100 chiếc, doanh nghiệp còn có sổ theo dõi lái xe vận hành hàng ngày, khi xe xuất bến phải có lệnh điều xe".

Các phương tiện đều tuân thủ nghiêm ngặt chế độ đăng kiểm, chế độ bảo dưỡng định kỳ. Trước khi ký hợp đồng lao động, ngoài xem xét bằng cấp đào tạo lái xe phải qua đợt sát hạch tay nghề riêng của doanh nghiệp. Ai chạy quá tốc độ qui định 80km/h sẽ bị nhắc nhở ngay, vi phạm 3 lần sẽ bị doanh nghiệp đình tài. Từ tháng 7 tới nay, doanh nghiệp này đã xử phạt hơn 10 trường hợp tài xế vi phạm qui định tốc độ. 
"Công ty chúng tôi trước hết tập trung xây dựng ý thức cho anh em lái xe, động viên anh em giữ xe tốt, lái xe an toàn. Tại trụ sở công ty, chúng tôi theo dõi thiết bị hành trình, ai vi phạm tốc độ là nhắc nhở ngay, không phải đợi đến 3 lần vi phạm rồi mới nhắc nhở hay xử phạt", ông Lê Văn Đào cho biết thêm.
dẹp nạn xe dù, lập lại trật tự bến xe Vũng Tàu- vovgiaothong.vn
Dẹp nạn xe dù, lập lại trật tự bến xe Vũng Tàu.
Nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, xử lý nghiêm phương tiện quá tải
Một giải pháp quan trọng nữa là tập trung chăm lo đến hạ tầng của hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn. Đặc điểm của đường giao thông tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là còn nhiều điểm giao cắt đồng cấp, bị che khuất tầm nhìn ảnh hưởng đến an toàn cho người tham gia giao thông; nhiều tuyến đường như Mỹ Xuân- Bình Châu, Bà Rịa- Châu Đức...do phát triển dân cư đến nay bị thu hẹp nhưng chưa được mở rộng, nâng cấp. 
Tình trạng xe quá tải, quá khổ lưu thông rầm rộ làm mặt đường biến dạng, “nổi sóng”, hay tạo ổ trâu, ổ gà gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Ông Hồ Thanh Côn, Tổng giám đốc Công ty cổ phần xây dựng và phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cho biết: sự xuống cấp của đường giao thông phải xem xét dưới hai góc độ, một là chất lượng công trình, hai là phương tiện lưu thông trên đường đã tuân thủ yêu cầu tải trọng hay chưa? Cần xử lý nghiêm phương tiện quá tải, quá khổ. 
Ông Hồ Thanh Côn cho biết thêm: "Riêng về khai thác vận chuyển hàng hóa, nhất là hàng vật liệu xây dựng hầu hết các nhà xe đều chở quá tải. Nhiều con đường vừa thi công xong đã hư hỏng, đối với các xe quá tải phải xử lý thật nghiêm minh". 
Theo ông Hồ Thanh Côn, thì các công trình đường cần xem xét hai vấn đề: đó là đầu tư như thế nào, từ giải pháp kỹ thuật đến công nghệ để đảm bảo chất lượng công trình, hai là của bền do người, tức là do chúng ta sử dụng.

tăng cường đăng kiểm xe cơ giới- vovgiaothong.vn
Tăng cường đăng kiểm xe cơ giới.
Điển hình là quốc lộ 51, đường vừa hoàn thành nhưng nhiều vị trí trên mặt đường đã hư hỏng, xuất hiện ổ gà, lồi lõm gây đọng nước, hiện đã trở thành một điểm đen về tai nạn giao thông của tỉnh. Để đảm bảo an toàn giao thông cho con đường này, ngành giao thông vận tải tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đang phối hợp với chủ đầu tư hoàn thiện hệ thống đèn tín hiệu giao thông, hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn ; nghiên cứu mở dải phân cách ở một số điểm sao cho hợp lý; triển khai việc xây 5 cầu vượt băng đường cho người đi bộ đồng thời lắp đặt hệ thống camera theo dõi, điều hành trên đường. Kiên quyết xử lý xe quá tải, quá khổ lưu thông trên đường. 
Ông Trần Thượng Chí, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cho biết: "Để đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, phải làm đồng bộ, quyết liệt, thứ nhất là từ người điều khiển xe hai bánh, đến người điều khiển ô tô tất cả phải chấp hành qui tắc, qui định khi tham gia giao thông. Thứ hai là người thực thi trách nhiệm đảm bảo an toàn giao thông trên đường, phải làm việc kiên quyết, nghiêm minh, thứ ba là phải khắc phục ngay những khiếm khuyết về hạ tầng giao thông".

Riêng với lĩnh vực giao thông đường thủy, ngành giao thông vận tải tỉnh đang phối hợp với cơ quan chức năng nghiên cứu mở tuyến mới cho tàu khách từ sông Lòng Tàu cắt vào sông Đồng Tranh, không phải qua vịnh Gành Rái nhiều bất trắc. Xây dựng một số cảng dự phòng cho tàu khách đề phòng khi có thiên tai bất thường không cập được cảng cầu Đá. Cảng vụ đường thủy nội địa cũng lắp đặt thiết bị định vị nhằm giám sát hành trình các tàu cánh ngầm, sẵn sàng ứng cứu khi cần. 
Hi vọng với các biện pháp đồng bộ nói trên, từ nay đến cuối năm tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu sẽ khắc phục triệt để các thiếu sót về điều kiện kinh doanh vận tải khách và hàng hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ và nhân lực, hoàn thiện hệ thống giám sát và quy trình theo dõi, tổng hợp, xử lý thông tin từ hộp đen của phương tiện, bước đầu lập lại trật tự giao thông thủy bộ, đem lại sự bình yên cho các tuyến đường.

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

Doanh nghiệp vận tải gặp phải nhà cung cấp hộp đen Rởm

Hàng loạt doanh nghiệp vận tải ở Nghệ An lao đao vì bị nhà cung cấp “lừa” bán hộp đen rởm. Cả trăm xe khách đường dài phải chịu cảnh ra đường là bị phạt vì hộp đen không hoạt động hoặc tậm tịt, lúc chạy lúc không.
 
TTGT Quảng Bình trích xuất dữ liệu từ hộp đen
TTGT Quảng Bình trích xuất dữ liệu từ hộp đen
Tiền nộp phạt nhiều hơn tiền mua thiết bị

Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Nghệ An cho biết có tới 10 doanh nghiệp phải tự bỏ tiền túi ra tìm nhà cung cấp khác.

Đơn cử như Công ty TNHH Đầu tư thương mại và vận tải Thành Vinh, trong 2 năm đã từng phải đổi đến 3 nhà cung cấp thiết bị giám sát hành trình (hộp đen) mà vẫn chưa hết lo. Ông Trần Thành Vinh - Giám đốc Công ty nói: Tháng 7/2011, Công ty đã ký với nhà cung cấp Hà Anh lắp hộp đen với giá 4,5 triệu đồng/bộ. Lúc đó, Công ty Hà Anh là một trong những nhà cung cấp đầu tiên có mặt ở Nghệ An. Được một thời gian, thiết bị liên tục gặp sự cố, Thành Vinh đành hủy hợp đồng và tìm đến nhà cung cấp uy tín hơn.
 
Sau đợt tổng kiểm tra của Thanh tra Bộ GTVT về sản xuất kinh doanh và kiểm định, phân phối thiết bị GSHT trên toàn quốc, từ 56 nhà cung cấp, kiểm định đến nay số lượng nhà cung cấp được cấp phép chỉ còn 44 đơn vị, lãnh đạo thanh tra Sở GTVT Nghệ An cho biết.
Lần hai, Công ty lắp thiết bị của nhà phân phối Toàn Phương cũng với giá 4,5 triệu đồng/bộ, nhưng cứ hễ thấy bóng thanh tra kiểm tra là hộp đen “nằm im” không in được kết quả. Tiền doanh nghiệp bỏ ra nộp phạt vượt gần gấp đôi tiền lắp thiết bị. Trong khi đó, gọi cho nhà cung cấp đến khắc phục thì họ lẩn tránh trách nhiệm. “Quá bức xúc, tháng 8 vừa qua, chúng tôi quyết định bỏ toàn bộ thiết bị hiện có và lắp mới hoàn toàn hộp đen của Công ty Bình Anh” – ông Vinh nói. 
Việc hộp đen hoạt động thiếu ổn định, thường xuyên trục trặc đã trở thành thực trạng khá phổ biến ở Nghệ An. Ông Trần Đình Long - Đội phó Đội TTGT số 1 – Thanh tra Sở GTVT Nghệ An cho biết: Từ 1/7/2013 đến nay, Đội đã tổ chức nhiều đợt thanh tra, kiểm tra tình trạng hoạt động thiết bị, nhưng nếu chiểu theo quy định và Thông tư của Bộ GTVT về trích xuất dữ liệu thì hầu hết các thiết bị đều chưa đáp ứng được. 
 
Thiếu thông tin

Quả thật, cực chẳng đã các doanh nghiệp mới phải thay đổi nhà cung cấp. Mỗi lần chuyển đổi như vậy, doanh nghiệp phải mất số tiền khá lớn, vậy mà quyền lợi của họ vẫn không được đảm bảo. Tính ra, số tiền Công ty Thành Vinh bỏ ra cho 3 lần lắp đặt thiết bị GSHT hơn 100 triệu đồng.  

Ông Phan Đình Khẩn - Chủ nhiệm HTX Cổ phần Vận tải Nghệ An cho rằng: Việc lắp đặt thiết bị GSHT là chủ trương đúng đắn của Chính phủ, mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vận tải. Thế nhưng, doanh nghiệp thiếu thông tin, chỉ dựa vào hợp đồng với nhà cung cấp cũng không đủ để bảo vệ quyền lợi. “Hộp đen trục trặc là chúng tôi nộp phạt, chả mong đòi được nhà cung cấp đền bù. Đề nghị Bộ GTVT xem xét, có chế tài với nhà cung cấp” - ông Khẩn kiến nghị.

Trong khi thị trường thiết bị GSHT đầy rẫy nhà cung cấp làm ăn chộp giật, không ai dám chắc sự lựa chọn của mình là hoàn hảo, thì vai trò định hướng của cơ quan quản lý Nhà nước là quan trọng. Trước thực trạng trên,  Sở GTVT Nghệ An đã tổ chức tập huấn thông tin về sử dụng hộp đen, các chế tài xử phạt cho tất cả doanh nghiệp vận tải đang hoạt động trên địa bàn. 
 

Lo ngại về tai nạn tàu cao tốc

Báo cáo Ủy ban ATGT Quốc gia, ông Trần Văn Cừu -  Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa VN cho biết: Hiện nay đang trong mùa mưa bão, nên công tác đảm bảo TTATGT tập trung trọng điểm tại các cầu, bến khách ngang sông.
 
Tại 15 vị trí cầu đang đảm bảo giao thông, chống va trôi và các bến khách ngang sông chưa xảy ra vụ TNGT nào. Kinh phí cho ATGT hạn hẹp nên Cục không thể triển khai ký cam kết các cụm dân cư được mà chỉ ký cam kết không vi phạm TTATGT đối với các bến khách ngang sông, tính đến đầu tháng 9, Cục đã tổ chức ký cam kết với 2.357 bến khách ngang sông.
 

Lo ngại về tai nạn tàu cao tốc, ông Nguyễn Văn Thuấn – Vụ trưởng Vụ ATGT báo cáo: “Qua kiểm tra hoạt động tàu cao tốc tại TP Hồ Chí Minh và Bà Rịa – Vũng Tàu,  đoàn kiểm tra phát hiện trên tuyến có 7 điểm đen, thiết bị giám sát hành trình không đảm bảo vì lắp thiết bị của ô tô, không có bản đồ số của tuyến đường sông. Khi kiểm tra, phương tiện ở dưới sông nhưng trên thiết bị hiển thị ở trên cạn. Đặc biệt, tại Vũng Tàu, khi có sóng to, bến Cầu Đá không thể tiếp nhận được phương tiện mà phải chuyển về bến Sông Dinh, bến không được công bố nhưng vẫn đón trả khách. Một bất cập khác được chỉ ra là các đầu bến thuộc bến thủy nội địa nhưng toàn bộ hành trình của tàu hoạt động trên tuyến hàng hải quản lý. 

Nhấn mạnh việc để xảy ra lật tàu, chìm tàu thì TNGT rất thảm khốc, Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu các cơ quan trong tháng 9 phải có kết luận về kiểm tra an toàn, luồng tuyến, điều kiện hạ tầng đối với tàu cao tốc. Báo cáo kết luận phải chỉ ra được hạ tầng đan xen giữa hàng hải, đường thủy nội địa như hiện nay có đảm bảo cho tàu cao tốc hoạt động hay không, còn bất cập nào chưa được xử lý, cần giải pháp nào giải quyết triệt để.
 

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Hiệu quả TBGSHT còn chưa cao

Thanh tra Sở GTVT Quảng Nam vừa công bố kết quả thanh tra việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đối với 16/70 doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách trên địa bàn tỉnh, với số phương tiện đã kiểm tra thiết bị giám sát hành trình 101 xe/568 xe. Qua kiểm tra 16 đơn vị thì đa số các đơn vị lắp đặt thiết bị chưa đảm bảo theo đúng quy định của Bộ GTVT.

Hầu hết các thiết bị giám sát hành trình trên xe khách ở Quảng Nam
chưa phát huy hiệu quả. (Ảnh minh họa)

Kiểm tra thiết bị giám sát hành trình 101 phương tiện trong số 179 phương tiện (của 16 đơn vị) đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định thì thiếu các vấn đề như 5 thiết bị không in được, 1 thiết bị không có dấu hợp quy của Bộ GTVT, 15 thiết bị không có thông tin về lái xe, 3 thiết bị không chính xác về tên lái xe, 2 phương tiện không có bảng hướng dẫn sử dụng, 44 thiết bị không báo trạng thái hoạt động, 2 thiết bị in ra không có dữ liệu.

Ngoài ra, kiểm tra trên web về thiết bị giám sát hành trình của 179 phương tiện trên thì thiếu các vấn đề như 15 phương tiện không có thông tin trên web, 51 phương tiện không có thông tin về lái xe, 16 phương tiện không có thời gian làm việc của lái xe, 20 phương tiện không có số lần và thời gian đóng mở cửa xe, 4 phương tiện không có tốc độ vận hành, 16 phương tiện không có hành trình xe chạy.

Phần lớn các thiết bị đã kiểm tra không lưu dữ tối thiểu theo quy định (trên web là 1 năm, trên thiết bị là 1 tháng), do các thiết bị này đều mới được thay thế hoặc cài đặt lại.

xem thêm : định vị xe máy, dinh vi xe hoi

Theo Lao động

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

Giám sát vận tải bằng hộp đen

Ông Vũ Như Quang -  Phó Giám đốc Sở GTVT Quảng Bình cho biết, kiểm tra, xử phạt vi phạm thông qua trích xuất dữ liệu thiết bị giám sát hành trình phải đảm bảo công khai, minh bạch, vừa kịp thời phát hiện, xử lý nhưng cũng phải nhắc nhở, giáo dục để các lái xe và doanh nghiệp vận tải tự giác chấp hành.

Quảng Bình tăng cường kiểm tra hoạt động vận tải khách qua hộp đen
Quảng Bình tăng cường kiểm tra hoạt động vận tải khách qua hộp đen  

Vgl.com.vn chuyên dinh vi oto, dinh vi xe may - chống trộm giám sát xe hiệu quả

Tại bến xe Đồng Hới, lực lượng thanh tra Sở đã kiểm tra  xe khách BKS 75K – 4871 của nhà xe Nhật Hoàng. Hộp đen của xe không in được thông tin. Tài xế Phùng Phúc Thanh cho rằng, đây là lỗi của nhà cung cấp: “Chiều qua, thấy thiết bị bất thường, tôi đã báo chủ xe yêu cầu nhà cung cấp đến sửa, nhưng chủ xe nói nhà cung cấp vừa bị rút giấy phép, vì vậy phải 1-2 ngày tới mới thay thế được, vậy sao lại phạt tôi”.

Đây chỉ là 1 trong 4 trường hợp bị lập biên bản, ngoài ra có 40 trường hợp cảnh cáo trong số 130 lượt phương tiện bị kiểm tra những ngày qua. Các lỗi chủ yếu là thiết bị không đúng quy chuẩn, dữ liệu trích xuất không đủ tiêu chí, các trường hợp còn lại bị nhắc nhở do thông tin in ra chưa đúng với thực tế.

Ông Trần Văn Hải - Trưởng đoàn thanh tra cho biết: “Qua kiểm tra thấy đa số thiết bị đều đạt yêu cầu, lái xe hiểu cách sử dụng thiết bị, cách nhắn tin đăng ký mỗi khi lên tài”.

Liên quan đến trường hợp lái xe đổ lỗi cho nhà cung cấp, ông Hải giải thích: “Thông thường với các trường hợp thiết bị không in được, hoặc in không có thông tin thì trước khi lập biên bản chúng tôi còn phải tiến hành kiểm tra trên hệ thống, để xác định thực sự thiết bị có hoạt động hay không. Nhưng riêng với trường hợp này, để đảm bảo công bằng, chúng tôi sẽ liên hệ với nhà cung cấp. Nếu lỗi do phía nhà cung cấp thì chúng tôi sẽ tạm thời chưa xử phạt mà chỉ tạm giữ sổ nhật trình cho đến khi doanh nghiệp khắc phục xong”.

Cũng theo ông Vũ Như Quang, trước đây đã có tình trạng chủ xe và nhà cung cấp thông đồng lắp đặt thiết bị “dởm” để đối phó, thậm chí chính doanh nghiệp dung túng cho lái xe. Vì vậy, ngoài thường xuyên kiểm tra định kỳ, Sở giao nhiệm vụ cho Phòng Quản lý vận tải theo dõi để kịp thời phát hiện, xử lý. Với tất cả các trường hợp cố tình vi phạm, Sở cương quyết đình chỉ hoạt động của phương tiện, và rút giấy phép hoạt động có thời hạn với đơn vị đó đến khi khắc phục được tồn tại.

Tới nay, hầu hết các phương tiện ở Quảng Bình đều lắp đặt, sử dụng thiết bị đúng quy định. Minh chứng rõ nhất là đợt kiểm tra đầu tháng 7, lực lượng kiểm tra chỉ phát hiện, xử lý 31 trường hợp vi phạm trên tổng số 300 xe được kiểm tra.