Pages

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Thiết bị định vị vệ tinh tàu cá

Một gia đình chuẩn bị đi đánh bắt sứa ở Cô Tô

Huyện đảo 3 nhất
Khi biết mỗi ngày chỉ có duy nhất chuyến tàu cao tốc từ bờ ra đảo Cô Tô (và ngược lại), nhưng rất hay bị hoãn vì thời tiết, chúng tôi không khỏi lo lắng. Vì thế, mới gần 5h sáng, chúng tôi đã có mặt ở cảng Cái Rồng (huyện Vân Đồn, Quảng Ninh) để đón chuyến tàu 6h. Bến tàu tấp nập, nhộn nhịp cảnh mua bán giữa tiểu thương và những tàu cá vừa vội vã cập bờ. Ở một bên bến là hơn chục chiếc tàu du lịch, “tàu chợ” chuyên tuyến ra huyện đảo Vân Đồn và Cô Tô. Chuyến tàu sáng nay đáng lẽ khởi hành từ chiều qua, nhưng vì thời tiết không thuận nên phải hoãn đến sáng nay. Chắc do có nhiều khách bị lỡ chuyến hôm trước nên 120 chỗ ngồi trên tàu đã kín.

Phương tiện khá hiện đại với đầy đủ hệ thống ra đa, thiet bi dinh vi vệ tinh, mà theo giới thiệu của “nhà tàu” thì có giá 14 tỷ đồng và mới khai thác được hơn một năm nay. Thuyền trưởng Nguyễn Văn Bàng - 20 năm làm nghề lái tàu khách cho biết, hành trình ra đảo khoảng hơn 40km, chia làm 2 phần rõ rệt, chặng từ bờ ra Cửa Đối sóng êm nhưng nhiều đá ngầm, còn từ Cửa Đối đến đảo lại thường xuyên có sóng to, gió lớn, rất dễ bị say sóng. Thuộc “từng ổ gà” trên tuyến, nên thuyền trưởng tàu thi thoảng lại điều khiển phương tiện đi tắt qua các đảo đá, để tiết kiệm thời gian hành trình. Ông bảo, đất Cô Tô “lành” nên ngày càng có nhiều người đến làm ăn.

Thời gian này, Cô Tô đang vào mùa đánh bắt sứa, mỗi vụ kéo dài 3-4 tháng, nên thu hút người từ các tỉnh khác đến đánh bắt hoặc chế biến sứa thuê. Cũng nhờ nguồn thu từ sứa mà huyện đảo Cô Tô ngày càng nhiều người có của ăn của để, xây nhà kiên cố, mua sắm đồ đạc. Trong số họ có thể kể đến vợ chồng anh Mai Công Đàm và chị Bùi Thị Ngát, sở hữu 3 xưởng chế biến sứa, giải quyết việc làm cho hơn 30 lao động. Chị Ngát kể: “Hai vợ chồng quê huyện Hải Hậu, Nam Định, trước khi “an cư” ở Cô Tô, anh làm nghề lái tàu, thường xuyên qua lại vùng đất này. Chẳng hiểu duyên nợ thế nào mà sau một dịp ra Cô Tô “tham quan”,  chúng tôi quyết định “bốc” cả nhà ra đây. Nhờ có nghề sứa nên cũng có chút vốn liếng”.

Dạo một vòng thị trấn Cô Tô và xã đảo Thanh Lân - 2 trong 3 đơn vị hành chính của huyện, chúng tôi phần nào cảm nhận được cuộc sống nơi đây đang có sự “thay da đổi thịt”, có thêm vài chục ngôi nhà cao tầng đang mọc lên và những công trình của Nhà nước đang được xây dựng như chợ, hồ chứa nước ngọt, trường học cấp III đạt chuẩn quốc gia... Ở Thanh Lân, dân cư không đông và sầm uất như thị trấn Cô Tô, nhưng cũng có nhiều nhà to, đẹp, được xây dựng theo kiến trúc hiện đại như trong đất liền, đường vào các khu dân cư đều được bê tông hóa.

Cùng với sự phát triển cơ sở hạ tầng, huyện đảo có những bước tiến đáng kể trong việc xây dựng, phát triển đời sống tinh thần cho người dân. Ông Nguyễn Đức Thành - Chủ tịch UBND huyện chia sẻ: “Cô Tô đang có 3 cái nhất so với các địa phương trong tỉnh, đó là 100% hộ dân có đầu thu truyền hình kỹ thuật số, 100% trẻ em mẫu giáo được hỗ trợ bữa ăn trưa tại trường, và trong năm 2012 sẽ lắp đặt 20 trạm thu phát sóng wifi (đường truyền internet không dây) và Cô Tô sẽ trở thành huyện đảo đầu tiên phủ sóng internet không dây”. Tiềm năng du lịch và nghề cá

Giữ cương vị Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cô Tô hơn 1 năm nhưng ông Thành đã hiểu rõ về Cô Tô. Bởi trước đó, khi còn là Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Ninh, ông cũng đã có nhiều đợt công tác, gắn bó với huyện đảo. Giờ đây, khi được trực tiếp gắn bó với mảnh đất này, ông luôn trăn trở tìm ra hướng đi mới, thúc đẩy Cô Tô phát triển, chú trọng các chính sách an sinh xã hội, đầu tư cho giáo dục. Huyện thường xuyên vận động cán bộ đi học nâng cao trình độ, mở lớp ngoại ngữ tiếng Anh, tiếng Trung và hỗ trợ kinh phí tới 80% cho người dân đi học... Những hộ gia đình đăng ký thoát nghèo được huyện hỗ trợ 10 triệu đồng mua thuyền sản xuất. Một số ý tưởng mà lãnh đạo địa phương đang trăn trở là tìm hướng để xây dựng những đặc sản thương hiệu Cô Tô, như: Mắm, hải sâm, cá khô và rộng hơn là “Du lịch Cô Tô”...

Trong năm nay, huyện Cô Tô cũng sẽ có thêm một số cơ chế hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, khai thác, chế biến thuỷ sản kết hợp dịch vụ du lịch. Để nhiều người biết đến Cô Tô và nhất là giáo dục cho thế hệ trẻ ý thức bảo vệ biển đảo quê hương, năm 2011, huyện đã phối hợp với Tỉnh đoàn tổ chức thành công các đợt “Hành trình biển đảo quê hương” và năm 2012 này sẽ tổ chức các chương trình tương tự.

Theo Quy hoạch phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2010, các đảo, cụm đảo như Cô Tô - Thanh Lân, cùng với các đảo nhỏ của huyện Vân Đồn như Quan Lạn - Minh Châu, Ngọc Vừng - Thắng Lợi... nằm trong Vòng cung kinh tế quan trọng vùng biển Đông Bắc, với định hướng phát triển du lịch sinh thái biển đảo, thương mại, xây dựng trung tâm nghề cá phía Bắc vịnh Bắc Bộ. Như vậy, trong tương lai, Cô Tô sẽ trở thành địa chỉ du lịch hấp dẫn.

Tin vui cho người dân nơi đây là UBND tỉnh đã phê duyệt dự án kéo điện lưới từ đất liền ra đảo Cô Tô, tạo điều kiện phát triển toàn diện cơ sở hạ tầng “điện, đường, trường, trạm” và tiềm năng kinh tế địa phương, dự kiến khởi công vào quý III/2012. Trong vài năm tới, huyện sẽ đầu tư thêm một tàu cao tốc trọng tải lớn, có tốc độ gần 90km/h, chỉ cần 30 phút có thể đi từ đất liền ra đảo, thay vì phải mất gần 2giờ như hiện nay.

Cùng đi với chúng tôi, ông Nguyễn Hoài Nhơn - Phó giám đốc Công ty Cổ phần QLĐS số 3 (đơn vị quản lý luồng đường thủy quốc gia trên địa bàn Quảng Ninh) giới thiệu một số luồng chạy tàu giữa các đảo trong quần đảo Cô Tô, Vân Đồn. Hiện, các luồng tuyến này chưa được tổ chức quản lý, nên UBND tỉnh Quảng Ninh đã đề nghị công bố, quản lý hoặc đưa vào quy hoạch quản lý đối với 6 tuyến nối các đảo: Cô Tô - đảo Trần (khoảng 40km), Cô Tô - Thanh Lân (khoảng 3km), luồng đường thủy nội địa quốc gia hiện tại - đảo Cô Tô (qua Cửa Vành, khoảng 30km), đảo Cái Rồng - các đảo Quan Lạn, Thắng Lợi, Ngọc Vừng, Bản Sen (huyện Vân Đồn, khoảng 50km), cửa Sậu Đông - đảo Trần (khoảng 25km), Cửa Đại - đảo Trần (khoảng 20km). “Việc công bố, tổ chức quản lý hoặc quy hoạch các tuyến đường thủy trên sẽ giúp xây dựng đồng bộ hơn hệ thống hạ tầng giao thông tại các huyện đảo, thiết lập trật tự ATGT đường thủy nơi đây” - ông Nhơn khẳng định.

xem thêm : định vị xe máy, thiet bi dinh vi xe may, dinh vi xe hoi

0 nhận xét:

Đăng nhận xét