Ngày 1.7 tới là hạn chót các
doanh nghiệp vận tải phải lắp thiết bị giám sát hành trình cho xe ô tô
(GPS) theo nghị định số 91 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, đến thời
điểm này vẫn còn nhiều tranh cãi về lợi ích của việc lắp thiết bị GPS
đối với doanh nghiệp vận tải. PV Báo GTVT đã phỏng vấn ông Nguyễn Trường
Giang, Chủ tịch Hội đồng quản trị - Công ty cổ phần công nghệ trực
tuyến Skysoft từ góc nhìn của doanh nghiệp cung cấp thiết bị định vị
GPS.
Ông Nguyễn Trường Giang |
Lắp đặt thiết bị định vị GPS, doanh nghiệp là đối tượng đầu tiên được hưởng lợi.
PV: Vì sao ông lại có nhận định đó?
Ông Nguyễn Trường Giang: Doanh
nghiệp chúng tôi là một trong những doanh nghiệp đầu tiên cung cấp
thiết bị và dịch vụ định vị GPS đầu tiên tại Việt Nam. Từ những ngày đầu
tiếp cận thị trường, tổ chức hội thảo để giới thiệu sản phẩm, chúng tôi
đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía các doanh nghiệp vận tải.
Việc đưa thiết bị vào thử nghiệm và lắp đặt tại các doanh nghiệp ngay từ
những ngày đầu đã cho kết quả tốt. Hệ thống đã cho phép các doanh
nghiệp quản lý hầu hết mọi hoạt động của phương tiện.
Theo thông tin phản hồi chính thức từ
nhiều doanh nghiệp, doanh thu tăng lên nhờ việc sử dụng hệ thống định vị
GPS (nhờ sử dụng được tối đa công suất của phương tiện, giảm chi phí
nhân công quản lý trực tiếp, giảm thất thoát gian lận, giảm vi phạm và
tai nạn..) trong vòng 03 tháng đã bù đắp được toàn bộ số tiền đầu tư ban
đầu cho thiết bị. Vì vậy, trước thời điểm Thủ tướng chính phủ ban hành
nghị định số 91, rất nhiều các doanh nghiệp lớn nhỏ đã tự trang bị thiết
bị GPS cho doanh nghiệp mình để phục vụ công tác quản lý.
Pv: Ông có thể cho biết cách thức quản lý phương tiện bằng GPS?
Ông Nguyễn Trường Giang: Bộ
thiết bị định vị GPS bao gồm 2 phần, phần cứng và phần mềm. Phần cứng gồm bộ vi
xử lý, bộ phận thu nhận, ghi, lưu giữ và truyền phát dữ liệu theo thời
gian thực. Phần mềm gồm hệ thống bản đồ số, hệ thống phân tích dữ liệu,
tổng hợp báo cáo và toàn bộ các tính năng quản lý được phát triển và
hoàn thiện theo thời gian và theo định hướng riêng của từng nhà cung
cấp.
Về cơ bản, khi sử dụng thiết bị GPS, các
chủ doanh nghiệp vận tải có thể kiểm soát được hầu hết các trạng thái
của phương tiện như: vị trí của phương tiện, tốc độ di chuyển, tuyến
đường di chuyển, các điểm dừng đỗ, thời gian dừng đỗ… của phương tiện
tại mọi thời điểm. Doanh nghiệp cũng có thể chiết xuất các báo cáo trạng
thái như trên theo các mốc thời gian mình muốn.
Nhân viên Skysoft đang vẽ bản đồ cung đường tuyến đi cho khách hàng |
Ngoài những tính năng cơ bản trên, tùy
thuộc vào các đơn vị cung cấp khác nhau, doanh nghiệp vận tải sẽ có thêm
rất nhiều tính năng quản lý ưu việt khác. Ngoài ra, doanh nghiệp vận
tải cũng có thể tăng thêm các tiện ích khác như: Tích hợp camera để quan
sát hình ảnh bên trong và ngoài phương tiện (kiểm soát số lượng khách
hàng cũng như hàng hóa chuyên chở), tích hợp cảm biến dầu để kiểm soát
việc cấp và tiêu hao nhiên liệu (phát hiện việc lãng phí nhiên liệu và
tiêu hao nhiên liệu bất thường…), cảm biến trọng tải, ….để tăng thêm
hiệu quả quản lý.
Pv: Một số doanh nghiệp vận
tải cho rằng, việc lắp thiết bị định vị GPS cho doanh nghiệp của mình đã
không mang lại hiệu quả như mong muốn, quan điểm của ông thế nào về vấn
đề này?
Ông Nguyễn Trường Giang: Ở
Việt Nam hiện có rất nhiều đơn vị cung cấp thiết bị và dịch vụ định vị
GPS. Trong bối cảnh trước đây, chất lượng thiết bị và dịch vụ GPS hoàn
toàn bị thả nổi, không kiểm soát, vì vậy trên thực tế cũng xuất hiện một
số doanh nghiệp cung cấp thiết bị có chất lượng thấp, không ổn định.
Bên cạnh đó, hệ thống bản đồ tích hợp và các tính năng quản lý đi kèm -
là yếu tố then chốt tạo nên chất lượng sản phẩm - của một số đơn vị còn
sơ khai, vì vậy chưa đem lại được lợi ích tối ưu cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, về phía các doanh nghiệp vận
tải, nếu không chú tâm sát sao trực tiếp đến việc quản lý và không đưa
ra các chế tài thích hợp để xử lý các trường hợp vi phạm được phát hiện
nhờ hệ thống định vị GPS, việc quản lý cũng sẽ không mang lại hiệu quả
như mong muốn.
PV:Vậy doanh nghiệp làm cách
nào để có thể nhận biết được loại thiết bị hợp chuẩn, chất lượng tốt,
và có các tính năng quản lý ưu việt?
Ông Nguyễn Trường Giang: Ông
Hiện nay, các doanh nghiệp vận tải có thể dễ dàng nhận biết các thiết
bị hợp chuẩn nhờ chứng nhận thiết bị hợp quy của bộ GTVT. Với chứng nhận
này, thiết bị đáp ứng được các yêu cầu bắt buộc của cơ quan chức năng
như: Thông tin về xe và lái xe; Hành trình của xe; Tốc độ của xe; Số lần
và thời gian dừng, đỗ xe; Số lần và thời gian đóng, mở cửa xe; Thời
gian làm việc của lái xe.
Về cơ bản phần cứng của thiết bị quyết
định độ bền và độ ổn định của thiết bị, phần mềm quyết định đến hiệu quả
quản lý của thiết bị, vì vậy, để chọn được bộ thiết bị tốt, doanh
nghiệp vận tải nên quan tâm đến xuất xứ của thiết bị, thời hạn bảo hành
thiết bị.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể yêu cầu
nhà cung cấp giới thiệu về phần mềm của thiết bị, đồng thời đề nghị lắp
thử nghiệm thiết bị vào phương tiện trong một khoảng thời gian nhất
định và đưa ra yêu cầu quản lý của mình đề nghị nhà cung cấp đáp ứng.
Chủ doanh nghiệp cũng có thể tham khảo hệ thống định vị GPS của các đơn
vị khác cùng ngành hiện đã áp dụng công nghệ định vị GPS thành công để
cân nhắc lựa chọn nhà cung cấp uy tín đảm bảo.
PV: Chúng ta vừa nói đến sản phẩm chất lượng và đạt chuẩn, vậy sản phẩm của Công ty Skysoft ở mức nào trong sự “đạt chuẩn” ấy?
Như tôi đã nói, Công ty chúng tôi đã có
một thời gian dài hoạt động trong lĩnh vực cung cấp thiết bị và dịch vụ
định vị GPS. Các sản phẩm chúng tôi cung cấp từ trước cũng như hiện tại
đều có tỷ lệ hỏng hóc, trục trặc thấp dưới mức cho phép (khoảng 2%). Hệ
thống bản đồ và các tính năng tích hợp vào thiết bị hoàn thiện và liên
tục được nâng cấp đã đáp ứng được hầu hết các yêu cầu từ phía khách
hàng.
Với sự tin tưởng và gắn bó lâu dài của
một số lượng lớn các khách hàng của công ty cùng với những phản hồi tích
cực từ nhiều khách hàng cũ và mới của Công ty, chúng tôi hoàn toàn tự
tin về chất lượng sản phẩm mình cung cấp. Còn về vấn đề đạt chuẩn của
thiết bị, trong tay chị là bản Chứng nhận hợp chuẩn QCVN 31:2011/BGTVT
cho sản phẩm Navibox X3, là một trong những thiết bị giám sát hành trình
được chứng nhận hợp chuẩn đầu tiên tại Việt Nam đáp ứng đầy đủ các tính
năng theo quy định.
Nếu so sánh với các sản phẩm chất lượng
thì giá cả rất cạnh tranh. Cũng như các mặt hàng khác thôi, tiền nào của
nấy. Nhiều doanh nghiệp vận tải tính toán, lắp thiết bị GPS trên 1 xe
tốn khoảng 4-5 triệu đồng, đầu tư trên khoảng 100 đầu xe để đáp ứng yêu
cầu của cơ quan chức năng là chi phí không nhỏ.
PV:Vậy, theo ông có cách nào để giảm bớt gánh nặng cho các đơn vị vận tải?
Ông Nguyễn Trường Giang: Theo
tôi, doanh nghiệp nên xem đây là dịp để cơ cấu lại bộ máy quản lý theo
hướng hiện đại. Thay bằng việc tìm các thiết bị hợp chuẩn với các tính
năng quản lý hạn chế và chi phí thấp, doanh nghiệp nên tính toán đầu tư
dòng thiết bị chất lượng tốt với nhiều tính năng ưu việt, đồng thời sát
sao trong công tác quản lý để nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải.
Như tôi đã nói ở trên, hầu hết các doanh
nghiệp sau 03 tháng ứng dụng hệ thống GPS vào quản lý, hiệu quả kinh tế
thu được đủ bù đắp chi phí đầu tư ban đầu. Thiết nghĩ, đây chính là
cách giảm bớt gánh nặng tài chính trước mắt, đồng thời mang lại hiệu quả
quản lý lâu dài cùng một diện mạo mới cho doanh nghiệp.
PV: Xin cảm ơn ông!
CNS3 là thiết bị GPS hợp chuẩn tích hợp với phần mềm với hệ
thống bản đồ số thông minh và các tính năng quản lý ưu việt cho phép
kiểm soát phương tiện theo thời gian thực.Thiết bị Navibox X3 |
xem thêm : định vị xe máy, thiet bi dinh vi xe may
0 nhận xét:
Đăng nhận xét